Kiểm soát đường huyết trong thai kỳ sao cho hiệu quả

Thảo luận trong 'Bệnh huyết học' bắt đầu bởi Chiennd1820, 4/1/18.

  1. Chiennd1820

    Chiennd1820 New Member

    Ai dễ mắc đái tháo đường thai kỳ?

    Những người có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ là người bị béo phì, tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, bị rối loạn dung nạp glucose hoặc đái tháo đường thai kỳ trước đó, mắc hội chứng buồng trứng đa nang, tiền sử sinh con to, đa ối, có đường trong nước tiểu.

    Ngoài ra, những người bị thai lưu nhiều lần, thai dị tật, con to hoặc ở những người có lối sống ít vận động, béo phì, tăng huyết áp cũng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường khi mang thai.

    [​IMG]

    Những nguy cơ có thể xảy ra

    Nếu không kiểm soát được đường huyết tốt, bệnh đái tháo đường có thể gây ra các nguy cơ sau: Đối với mẹ có thể gây bệnh lý thận, tiền sản giật, đa ối, bệnh lý tim mạch, sinh khó, nguy cơ phải sinh mổ cao...

    Đối với con có thể gây sảy thai, thai chết trong bụng mà không rõ lý do, thai nhi của các bà mẹ được kiểm soát đường huyết kém có trọng lượng to so với tuổi thai hoặc ngược lại thai của một số bà mẹ bị đái tháo đường lâu, đã có biến chứng mạch máu thường bị kém phát triển trong tử cung, thai nhi dễ bị ngạt, vàng da nặng, có nguy cơ cao bị các dị tật bẩm sinh, có thể rất nặng.

    Các dị tật có thể gặp ở hệ thần kinh (thai vô sọ, nứt đốt sống, não úng thủy), hệ tiết niệu (teo thận, nang thận, hai niệu đạo), nhưng phổ biến nhất là các dị tật tim mạch (thông liên thất, thông liên nhĩ, đảo chỗ các mạch máu lớn)...

    Con của những sản phụ không được kiểm soát đường huyết tốt có nguy cơ cao bị suy hô hấp cấp do phổi chưa phát triển hoàn chỉnh, bệnh thường nặng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị tích cực kịp thời.

    Ngoài ra trẻ sơ sinh có thể bị hạ đường huyết trong vòng 48 giờ đầu sau đẻ, đường huyết có khi thấp dưới 1,7 mmol/l. Nguyên nhân là do tình trạng tăng insulin máu vẫn còn tồn tại sau đẻ. Hạ đường huyết có thể phối hợp với ngừng thở, hoặc thở nhanh, tím, hoặc co giật. Một số rối loạn khác là hạ canxi máu, tăng bilirubin máu (gây vàng da), ăn kém.

    Trước những biến cố có thể xảy ra tới sức khoẻ của cả mẹ và con, tất cả các bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ cần được điều trị tích cực nhằm kiểm soát tốt đường huyết trong suốt thời gian mang thai. Bên cạnh đó, thai nhi cần được theo dõi thường xuyên để có thể phát hiện được sớm các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai để có biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả nhất.
     
  2. Máy bơm nước

    Máy bơm nước New Member

    đọc bài viết mình đã nhận được nhiều kiến thức bổ ích! cảm ơn bạn
     
  3. mrphanh

    mrphanh New Member

    Những người bị thai lưu nhiều lần, thai dị tật, con to hoặc ở những người có lối sống ít vận động, béo phì, tăng huyết áp cũng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường khi mang thai.
     
  4. letylt961

    letylt961 New Member

    Sao topic chỉ có mỗi một thớt này nhỉ
     
  5. thinhtran10

    thinhtran10 Member

    cảm ơn chủ top
     
  6. trieuvi

    trieuvi New Member

    Thông tin hưu ích cảm ơn chủ top
     
  7. Thành Đô

    Thành Đô New Member

    Những người ít vấn động ăn quá nhiều tinh bột thì nguy cơ bệnh đường huyết rất cao
     
  8. phongkhamtri

    phongkhamtri New Member

    Cám ơn đã chia sẻ, nguy hiểm thực sự.
     
  9. bacsi24h

    bacsi24h New Member

    Đường huyết là giống tiểu đường hay đái đường đấy à?
     
  10. phanmemquanly

    phanmemquanly New Member

    Đọc xong mới thấy nguy hiểm quá, cám ơn bạn đã chia sẻ
     
  11. luanbds07

    luanbds07 New Member

    tks pác top
     
  12. emmacoggins

    emmacoggins Member

    giờ đi đâu cũng thấy tiểu đường, sợ thật
     
  13. lechung1108

    lechung1108 New Member

    Cảm ơn đã chia sẻ
     

Chia sẻ trang này