Giới thiệu Chương trình đào tạo Công tác xã hội

Công tác xã hội trong bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh.

Hiện nay, tất cả bệnh viện ở các tuyến tại Việt Nam đều cần thành lập Phòng/Tổ công tác xã hội (CTXH) nên nhu cầu nguồn nhân lực CTXH trong bệnh viện là rất lớn.

Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đào tạo mã ngành cử nhân CTXH trong bệnh viện. Thời gian học 4 năm và sinh viên có thể nhận học bổng ngay từ năm đầu tiên.

Cơ hội làm việc rất rộng như: bệnh viện; ngành lao động, thương binh & xã hội; trường học; và các tổ chức phi chính phủ.

Tại trường Đại học Y tế công cộng, Ngành Công tác xã hội có 2 trình độ đào tạo:

  • Đại học chính quy
  • Sau Đại học (Thạc sĩ)

CÔNG TÁC XÃ HỘI (MÃ NGÀNH: 7760101)

TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

1. Điều kiện tuyển sinh (yêu cầu đầu vào)

  • Tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT hoặc tương đương)
  • Thí sinh đăng ký xét tuyển sử dụng điểm thi TN THPT ngành Công tác xã hội: có điểm xét tuyển tối thiểu bằng điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường Đại học Y tế công cộng quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT.
  • Thí sinh đăng ký xét tuyển sử dụng kết quả học tập cấp THPT ngành Công tác xã hội: xét điểm trung bình của các môn trong tổ hợp xét tuyển trong 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12). Tổng điểm trung bình của các môn trong tổ hợp xét tuyển phải từ 15 điểm trở lên.

2. Phương thức tuyển sinh

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng

Phương thức 2: Xét tuyển sử dụng kết quả thi Tốt nghiệp THPT

Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT

3. Tổ hợp xét tuyển (áp dụng cho cả hai phương thức 2 và 3)

B00: Toán – Hoá – Sinh

C00: Văn – Sử – Địa

D01: Toán – Văn – Anh

D66: Văn – Giáo dục công dân – Anh

TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

1. Đối tượng và điều kiện tuyển sinh

  • Thí sinh cần đáp ứng các điều kiện về văn bằng sau:
  • Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình  độ  tương đương trở lên) ngành phù hợp: Dinh dưỡng
  • Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) các ngành Cử nhân Hóa thực phẩm, Công nghệ thực phẩm, Sinh học, Công nghệ sinh học, Công nghệ chế biến thực phẩm, Kỹ thuật thực phẩm, Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm và những ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe (trừ ngành dinh dưỡng) và đã học bổ sung kiến thức chuyên ngành Dinh dưỡng do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp trong thời hạn 5 năm tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.

Lưu ý: Thí sinh dự kiến theo học định hướng nghiên cứu (sẽ đăng ký sau khi trúng tuyển) cần tốt nghiệp đại học loại khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.

2. Thời gian đào tạo: 18 tháng

3. Phương thức tuyển sinh

Nộp hồ sơ thi tuyển gồm 2 môn:

  • Các phương pháp can thiệp của công tác xã hội
  • Tiếng Anh (trình độ B1), Thời gian thi: 120 phút, nội dung thi: 2 kỹ năng: đọc và viết

4. Điều kiện trúng tuyển

Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển phải đạt tối thiểu 50% của thang điểm mỗi môn thi (sau khi đã cộng điểm ưu tiên, nếu có)

Điểm xét tuyển là điểm môn chuyên ngành cộng điểm ưu tiên (nếu có) , điểm môn tiếng Anh cộng điểm ưu tiên (nếu có) là môn điều kiện. Căn cứ chỉ tiêu sẵn có đã được thông báo, điểm xét tuyển và điểm điều kiện của từng thí sinh, hội đồng tuyển sinh xác định điểm trúng tuyển cho từng ngành theo nguyên tắc lấy điểm từ trên cao cho đến khi hết chỉ tiêu.

Trường hợp thí sinh có cùng điểm xét tuyển thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:

  • Thí sinh là nữ ưu tiên theo quy định tại khoản 4, điều 16, Nghị định số 48/2009/NĐ-CP về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;
    Người được miễn thi Tiếng Anh;
  • Người có điểm cao hơn của môn Tiếng Anh;
  • Các trường hợp phát sinh khác sẽ do Hội đồng tuyển sinh quyết định.
Ngày viết:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *