Giới thiệu Chương trình đào tạo Quản lý bệnh viện

TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

Thạc sĩ quản lý bệnh viện ngành y tế là gì?

Thạc sỹ Quản lý Bệnh viện là chương trình đào tạo sau đại học chuyên sâu về quản lý bệnh viện đầu tiên của Việt Nam, chương trình này đáp ứng nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ công tác tại các bệnh viện nói riêng và cơ sở y tế nói chung. Chương trình gồm có 2 định hướng là ứng dụng và nghiên cứu để người học lựa chọn cho phù hợp với định hướng phát triển của mình.

Điều kiện học thạc sĩ quản lý bệnh viện y tế gồm những gì?

Để có thể học thạc sĩ Quản lý bệnh viện, thạc sĩ Quản lý y tế việc đầu tiên là bạn cần đáp ứng điều kiện về sức khỏe để tham gia học tập. Không trong thời gian đang thi hành kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian đang thi hành án hình sự.

1. Điều kiện về văn bằng: Thí sinh đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) các ngành Tổ chức và quản lý Y tế, Quản lý/Quản trị bệnh viện; hoặc
  • Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) các ngành khác và đã học bổ sung kiến thức chuyên ngành Quản lý Y tế do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp trong thời hạn 5 năm tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.

Dựa theo điều kiện về văn bằng, bạn có thể tham khảo danh mục ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần, ngành khác sau đây:

Ngành, chuyên ngành đúng, phù hợp (Không học bổ sung kiến thức)

  • Tổ chức và quản lý y tế
  • Quản trị bệnh viện
  • Quản lý bệnh viện

Ngành, chuyên ngành gần ((Học bổ sung kiến thức)

  • Bác sĩ
  • Điều dưỡng
  • Hộ sinh
  • Dược sĩ
  • Y học dự phòng
  • Y tế công cộng
  • Kỹ thuật xét nghiệm y học
  • Kỹ thuật hình ảnh y học
  • Kỹ thuật phục hồi chức năng
  • Dinh dưỡng
  • Răng – Hàm – Mặt
  • Kỹ thuật phục hình răng
  • Các ngành khác thuộc khối ngành khoa học sức khỏe

Ngành, chuyên ngành khác (Các ngành còn lại ngoài các ngành đúng/phù hợp và các ngành gần).

2. Điều kiện miễn thi tiếng Anh

Thí sinh được miễn thi môn tiếng Anh nếu có các văn bằng, chứng chỉ sau:

  • Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ Anh; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng tiếng Anh;
  • Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do trường ĐHYTCC cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu tiếng Anh đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
  • Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ tiếng Anh đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

3. Có đủ sức khoẻ để học tập.

4. Đối với ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các CTĐT thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên).

Chương trình thạc sỹ quản lý bệnh viện là gì?

Thạc sĩ quản trị bệnh viện y tế đào tạo những gì?

Trong quá trình học các học viên sẽ được học các môn học cơ sở và mang tính chuyên ngành. Đảm bảo chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng như sau:

Kiến thức

  • Liên hệ được những kiến thức của khoa học quản lý và lãnh đạo áp dụng trong quản lý bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Liên hệ được những kiến thức về chính sách pháp luật và quản lý nguồn lực trong lập kế hoạch hoạt động quản lý điều hành tại bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Liên hệ được những kiến thức về nghiên cứu khoa học để thiết kế và thực hiện các nghiên cứu hoặc đề án giái quyết vấn vấn thực tiễn trong lĩnh vực quản lý bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Kỹ năng

  • Thiết kế được các kế hoạch (kế hoạch chiến lược, kế hoạch theo chức năng hoặc kế hoạch giải quyết vấn đề) sử dụng trong quản lý điều hành tại bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe  nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và sự biến đổi của môi trường.
  • Quản lý được và phối hợp hiệu quả các nguồn lực (tài chính; nhân lực; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc và vật tư tiêu hao) tại bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe  nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và sự biến đổi của môi trường.
  • Quản lý được và sử dụng hiệu quả nguồn thông tin y tế để cung cấp bằng chứng cho việc ra quyết định nhằm giải quyết các vấn đề trong quản lý tại bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách một cách khoa học.
  • Thiết kế và thực hiện được các nghiên cứu khoa học để cung cấp bằng chứng nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (định hướng nghiên cứu).
  • Thiết kế được đề án giải quyết vấn đề trong thực tiễn quản lý bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách khoa học, hiệu quả và khả thi (định hướng ứng dụng).
  • Kết hợp sử dụng hiệu quả các kỹ năng mềm (lãnh đạo, quản lý, giao tiếp, ra quyết định, làm việc nhóm; ứng dụng công nghệ thông tin …) trong thực hiện nhiệm vụ học tập và làm việc.
  • Đạt trình độ Tiếng Anh tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Mức độ tự chủ và trách nhiệm

  • Chủ động phát hiện, xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề và đề xuất những sáng kiến cải tiến dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Thể hiện được khả năng tự học, tự định hướng phát triển, tự hoàn thiện năng lực cá nhân và khả năng hướng dẫn người khác để thực hiện công việc trong môi trường biến đổi
  • Bảo vệ và chịu trách nhiệm về những đánh giá, kết luận trong lĩnh vực quản lý tại bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Cơ hội nghề nghiệp thạc sĩ quản lý bệnh viện

Sau khi hoàn thành chương trình học, người học sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn. Đối với các ngành quản lý nói chung thì vấn đề bằng cấp rất quan trọng, do đó nếu có bằng thạc sĩ quản lý bệnh viện, học viên có thể làm việc tại những vị trí sau:

  • Nhà quản lý/lãnh đạo, chuyên viên tại các bệnh viện, cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe công lập, tư nhân và quốc tế.
  • Giảng viên hoặc nhà nghiên cứu, nhân viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực Quản lý bệnh viện nói riêng và quản lý nói chung.
  • Nhà quản lý/lãnh đạo hoặc nhân viên tại các công ty, tập đoàn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nghiên cứu, tư vấn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Thông tin tuyển sinh thạc sĩ quản lý bệnh viện

Đối tượng tuyển sinh: Chương trình có đối tượng tuyển sinh mở rộng và đa dạng gồm các ứng viên đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tổ chức và quản lý y tế, Quản lý/quản trị bệnh viện hoặc các ngành gần thuộc Khoa học sức khỏe hoặc các ngành phù hợp khác.

Hình thức đào tạo: Tập trung

Thời gian đào tạo: Tối thiểu 18 tháng, tối đa 36 tháng kể từ ngày trúng tuyển

TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

1. Điều kiện tuyển sinh

1.1. Đối với văn bằng

+ Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc có bằng thạc sĩ ngành đúng: Quản lý/Quản trị bệnh viện, Quản lý Y tế, Tổ chức và quản lý Y tế

+ Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc thạc sĩ các ngành phù hợp hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở các ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù theo quy định của Chính phủ phải có chứng chỉ chương trình Bổ sung kiến thức chuyên ngành quản lý y tế do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp trong thời hạn 5 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

+ Danh mục ngành phù hợp: gồm các ngành thuộc Danh mục thống kê ngành đào tạo trình độ đại học và thạc sĩ trong Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học (ban hành kèm theo Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/06/2022 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học)

1.2. Đối với nghiên cứu

Thí sinh phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu, hoặc
  • Có bài báo, báo cáo khoa học đã công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành (đối với bài báo trong nước, cần nằm trong danh mục tạp chí do Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công nhận tính tại thời điểm công bố) hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành, hoặc
  • Có thời gian công tác từ 24 tháng trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.

1.3. Có đề cương nghiên cứu theo mẫu của Trường Đại học Y tế công cộng

–  Đối với ngành Y tế công cộng: chủ đề nghiên cứu tập trung vào các vấn đề y tế công cộng, y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cho người dân (ví dụ dịch tễ học, sức khỏe môi trường – nghề nghiệp, kinh tế y tế, quản lý và chính sách y tế, … áp dụng trong chăm sóc sức khỏe cụ thể).

–  Đối với ngành Quản lý bệnh viện: chủ đề nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực quản lý bệnh viện, hoặc quản lý cơ sở chăm sóc sức khỏe như quản lý chất lượng, quản lý nhân lực, quản lý tài chính, quản lý trang thiết bị, quản lý cơ sở hạ tầng bệnh viện,…

1.4. Điều kiện về trình độ ngoại ngữ

– Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:

a. Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;

b. Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

c. Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II của Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ (Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.

Người dự tuyển đáp ứng quy định tại điểm a khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh; hoặc có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương theo qui định tại điểm c: hình thức đánh giá thông qua phỏng vấn ngắn tiếng Anh tại Hội đồng xét tuyển đầu vào để đánh giá khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).

–  Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài còn hạn theo qui định và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định của Trường Đại học Y tế công cộng áp dụng cho người dự tuyển là công dân Việt Nam nêu trên.

 1.5. Về thâm niên công tác

Đối với cả hai ngành Y tế công cộng và Quản lý bệnh viện, người dự tuyển có thâm niên công tác tối thiểu 1 năm kinh nghiệm (tính đến ngày đăng ký dự tuyển) có liên quan đến lĩnh vực chăm sóc và nâng cao sức khỏe là một lợi thế trong quá trình xét tuyển. Đối với thí sinh xét tuyển Tiến sĩ Quản lý bệnh viện: có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý liên quan đến chăm sóc sức khỏe sẽ là lợi thế trong quá trình xét duyệt.

2. Thời gian đào tạo

3-4 năm

3. Phương thức tuyển sinh

Nộp hồ sơ thi tuyển gồm 2 môn:

  • Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
  • Tiếng Anh (trình độ B1), Thời gian thi: 120 phút, nội dung thi: 2 kỹ năng: đọc và viết

4. Điều kiện trúng tuyển

Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển phải đạt tối thiểu 5 điểm tại hội đồng xét tuyển đề cương đầu vào. Căn cứ chỉ tiêu sẵn có đã được thông báo, điểm xét tuyển của từng thí sinh, hội đồng tuyển sinh xác định điểm trúng tuyển cho từng ngành theo nguyên tắc lấy điểm từ trên cao cho đến khi hết chỉ tiêu.

Trường hợp thí sinh có cùng điểm xét tuyển thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:

  • Thí sinh là nữ ưu tiên theo quy định tại khoản 4, điều 16, Nghị định số 48/2009/NĐ-CP về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;
  • Thí sinh có thâm niên công tác nhiều hơn liên quan đến lĩnh vực chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Đối với thí sinh xét tuyển Tiến sĩ Quản lý bệnh viện: Thí sinh có kinh nghiệm làm việc nhiều hơn trong lĩnh vực quản lý liên quan đến chăm sóc sức khỏe
  • Thí sinh có nhiều hơn số lượng bài báo khoa học đăng trên các tạp chí thuộc danh mục tạp chí do Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công nhận tính tại thời điểm công bố.
Ngày viết:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *