Theo các chuyên gia y tế, thông thường trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thì ít bị táo bón. Các trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón chủ yếu với các trẻ được nuôi bằng sữa công thức. Vậy dấu trẻ sơ sinh bị táo bón là gì? Các mẹ cùng theo dõi nhé! Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón Bác sĩ Phạm Thị Thục, nguyên Trưởng phòng khám Nhi và tư vấn Dinh dưỡng bệnh viện Bạch Mai cho biết: Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, 3 – 5 ngày không đi tiêu, phân vẫn mềm vàng thì không phải bị táo bón. Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón, cha mẹ cần chú ý: - Đi vệ sinh ít hơn bình thường (dưới 3 lần/ tuần) - Phân có mùi thối, khô cứng, đôi khi có lẫn máu do niêm mạc ruột tổn thương, nứt kẽ hậu môn - Trẻ biếng bú, sờ bụng thấy căng cứng, hay xì hơi nặng mùi - Trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ thường khó ngủ, ngủ không ngon và hay quấy khóc - Mỗi lần đi tiêu, cha mẹ để ý thấy trẻ phải lấy sức rặn, rặn đỏ mặt, đau khóc thét Biện pháp khắc phục khi trẻ sơ sinh bị táo bón Các chuyên gia y tế khuyến khích nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để phòng tránh táo bón và giúp hệ tiêu hóa trẻ hoạt động tốt hơn. Bởi vì trong sữa mẹ chứa nhiều đạm, loại đạm dễ tiêu hóa. Các biện pháp khắc phục khi trẻ sơ sinh bị tiêu hóa như sau: - Cho trẻ tắm nước ấm giúp kích thích nhu động ruột - Massage cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3 – 4 lần và khoảng giữa các bữa ăn Trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ hãy massage để con dễ đi vệ sinh hơn nhé - Với trẻ bú sữa công thức bị táo bón, cha mẹ có thể tham khảo đổi sang loại sữa khác, pha đúng liều lượng quy định - Nếu các biện pháp trên không cải thiện khi trẻ sơ sinh bị táo bón, cha mẹ hãy cho con đến gặp bác sĩ Táo bón tuy không phải là một bệnh nhưng nếu để trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ dễ nôn trớ hơn, biếng bú, hấp thu kém dẫn đến không đạt chuẩn cân nặng chiều cao. Cha mẹ cần chú ý dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón để có biện pháp xử lý kịp thời.