10 ý tưởng gợi hứng thú viết sáng tạo cho trẻ Tận dụng những thứ vô cùng đơn giản như xúc xắc, túi giấy đựng cà phê, các giáo viên đã biến việc thực hành viết sáng tạo thành hoạt động cực kỳ lôi cuốn. 10 ý tưởng này thực sự rất đáng tham khảo nếu bạn muốn luyện cho con ở nhà. Trung tâm luyện thi toán Edusmart tổng hợp Edusmart mở các lớp học thêm toán từ lớp 6-12 các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11 , học thêm toán 10, luyện thi vào 10 , học thêm toán 9, học thêm toán 8, học thêm toán 7, học thêm toán 6. 1 Xúc xắc và những câu chuyện Có 3 loại xúc xắc chính, thể hiện gợi ý về bối cảnh, nhân vật và cốt truyện. Với mỗi quân xúc xắc, bạn sẽ chuẩn bị 6 phần thông tin, tương ứng với từng điểm của xúc xắc. Ví dụ: Với xúc xắc Bối cảnh: 1 điểm: Địa điểm: Đại dương; Thời gian: Mùa đông 2 điểm: Địa điểm: Trung tâm thương mại; Thời gian: Nửa đêm … Với xúc xắc Nhân vật: 1 điểm: Một chú hề 2 điểm: 1 vị hiệu trường buồn rầu … Với xúc xắc Cốt truyện: 1 điểm: Đang tìm kiếm Tam giác Quỷ Bermuda 2 điểm: đi nghe hoà nhạc đồng quê … Nhiệm vụ của trẻ là tung xúc xắc. Trẻ tung được vào điểm số mấy thì sẽ phải dựa trên gợi ý tương ứng để viết nên một câu chuyện. Kết hợp chơi và học, đây thực sự là một ý tưởng khơi gợi hứng thú viết sáng tạo cho trẻ thật tuyệt vời! 2 Điều bất ngờ trong túi giấy đựng đồ Một cục tẩy màu hồng, một quả bóng cao su, một tấm bản đồ nước Đức… Bạn có thể cho vào mỗi chiếc túi bất cứ vật dụng nào. Và trẻ sẽ được trao vô vàn cơ hội để thoả sức tưởng tượng câu chuyện của riêng mình. 3 Khuôn tô kèm các từ khoá Bạn có thể làm sẵn những khuôn tô như hình chú thỏ dưới đây. Sau đó, viết kèm một số từ khoá để gợi ý cho trẻ bắt đầu câu chuyện. Trẻ sẽ viết nên câu chuyện của mình sau khi đã tô hình chú thỏ theo khuôn ra giấy. 4 Các tấm thẻ truyện Dựa vào hình ảnh gợi ý này, hẳn bạn đã có thể nảy ra biết bao ý tưởng áp dụng rồi phải không? Có thể dùng mỗi màu tương ứng cho từng mục Bối cảnh; Nhân vật; Cốt truyện. Đề nghị trẻ chọn một thẻ trong từng mục. Viết còn lại và tưởng tượng và viết sáng tạo thôi nào! 5 Bước ngoặt ký ức Đề nghị trẻ nhớ lại một trải nghiệm có thực mà trẻ từng trải qua. Nhưng sau đó, trẻ sẽ phải chọn một bước ngoặt khác – chi tiết gây nên sự bất ngờ cho cốt truyện. Và tất nhiên, bạn sẽ được thưởng thức những câu chuyện hư cấu đảm bảo rất thú vị! 6 Suy nghĩ tìm ý tưởng với các hình ảnh biểu tượng Ý tưởng này tương tự ý tưởng gieo xúc xắc. Tuy nhiên, lần này, bạn sẽ sử dụng những hình ảnh biểu tượng quen thuộc trong phần Emoji của điện thoại di động. In ra và dán lên các mặt của khối xếp hình. Những câu chuyện không tưởng có thể được hình thành từ những bức ảnh quá quen thuộc này. 7 Sáng tác truyện tranh Vì một số lý do, viết sáng tạo không còn mang dáng dấp của một môn học phải làm bài nữa nếu bạn biết cách biến nó thành việc sáng tác truyện tranh. Tải về những mẫu có sẵn này, hoặc tự bạn chuẩn bị cho con – việc này không hề khó khăn – và để trẻ trổ tài vẽ nhân vật kèm lời thoại. 8 Thơ tiểu sử Trẻ sẽ suy nghĩ và tìm ra các từ mô tả về bản thân: Mình là ai, mình thích gì, mình thấy điều gì là quan trọng… Sau đó, trẻ sẽ dùng những từ này để sáng tác một bài thơ. 9 Bưu điện tại gia Một cách độc đáo để dẫn dắt trẻ đến với viết sáng tạo một cách tự nhiên và hiệu quả. Ở bưu điện tự chế này, bạn hãy chuẩn bị sẵn bút, thiệp có in dòng sẵn, phong bì thư… để trẻ viết thư gửi cho người thân. 10 Sưu tầm những mẫu đề văn gợi hứng thú viết cho trẻ Điều gì bạn không thích về mình? Điều gì mà bạn làm tốt? Thời gian yêu thích trong ngày của bạn là gì?… Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể bay tới bất cứ nơi nào mình muốn? Bạn sẽ sử dụng năng lực này khi nào?… Bạn nghĩ gì về phim 3D? Bạn nghĩ gì dũng cảm nghĩa là gì?… Trên đây là những ví dụ về các câu hỏi bạn có thể chuẩn bị trên các mảnh giấy được trang trí hợp với sở thích của trẻ. Sau đó, hãy đặt chúng vào một chiếc lọ thuỷ tinh hay rương kho báu đồ chơi. Trẻ sẽ rút ra ngẫu nhiên một tờ giấy và trả lời câu hỏi bằng cách viết một đoạn văn ngắn. Theo We Are Teachers