15 hoạt động siêu vui để bé mầm non tập viết chữ Đây đều là những hoạt động được chia sẻ bởi các giáo viên giàu kinh nghiệm. Chúng có tác dụng rèn luyện cơ tay, sự phối hợp thuần thục trong giai đoạn tập viết chữ của bé mầm non. Đó cũng là nền tảng để bé làm quen với kỹ năng viết sau này. Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, luyện thi vào 10 , lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6) Hoạt động tập viết cho trẻ mầm non không chỉ giúp bé học hình dạng và cấu trúc chữ cái. Chúng còn có nhiều tác dụng khác. Theo blogger chuyên về giáo dục Lisette, tập viết ở tuổi mầm non là cách để bé: biết định hướng khi viết chữ phát triển cơ tay và sự phối hợp các cơ xử lý thông tin thu nhận qua giác quan – vốn có ý nghĩa quan trọng với việc thực hành kỹ năng viết trong tương lai. Sau đây là 15 hoạt động tập viết chữ cho trẻ mầm non: 1 Túi màu Tất cả những gì bạn cần để tạo nên những chiếc túi cảm giác (sensory bags) là túi có khoá zip, bột mì, nước, màu thực phẩm. Trộn đều hỗn hợp bột mì, nước, màu thực phẩm với nhau. Sau đó, cho vào túi và kéo khoá zip thật chắc. Trẻ có thể dùng tăm bông hoặc ngón tay để vẽ hình, gạch các đường thẳng, đường xiên, chữ cái lên túi. 2 Màng xốp bong bóng Bạn có thể giữ lại những chiếc màng xốp bọc hàng dễ vỡ để thực hiện hoạt động tập viết chữ này. Dùng bút dạ viết tên con hay bất cứ chữ cái/từ nào lên mặt sau màng xốp bong bóng. Đề nghị con dùng ngón tay bóp nổ những miếng xốp hơi theo dấu từng chữ cái bạn đã viết. 3 Con rắn đất nặn Trẻ em dường như không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của đất nặn. Với hoạt động tập viết chữ này, trẻ có thể vo tròn những quả bóng đất nặn nhỏ thành hình con rắn dài. Sau đó, tạo thành các chữ cái bằng cách gập cong và nối các con rắn lại với nhau. 4 Đất nặn và ống hút Làm phẳng dẹt một miếng đất nặn trên mặt bàn. Sau đó, dùng một dụng cụ sắc để vẽ chữ cái lên đó. Đảm bảo chữ cái phải có kích cỡ đủ lớn để có thể dễ dàng nhận ra khi xếp ống hút vào. Cắt ống hút nhựa thành các đoạn dài khoảng 2cm. Để trẻ “viết” lại chữ cái đó bằng cách xếp ống hút theo hình dáng con chữ. 5 Bút tạo chấm tròn Trẻ dùng bút tạo chấm tròn để làm quen với việc tập viết chữ. Đây cũng là dụng cụ để trẻ hiểu về các góc và đường uốn lượn của chữ cái. 6 Tăm bông làm bút lông Đây là một hoạt động tập viết chữ rất vui. Nó giúp trẻ rèn kỹ năng vận động tinh, học cách cầm bút chì. 7 Khối xếp hình Các khối xếp hình quen thuộc với trẻ sẽ trở thành công cụ học tập tuyệt vời. Bởi chúng có thể giúp tạo nên những chữ cái để bé nhận mặt và tập viết. 8 Kem cạo râu Hoạt động kinh điển này là khởi đầu tuyệt vời cho những bé mới tập viết chữ. Tất cả những gì bạn cần là một chiếc khay và lọ kem cạo râu. 9 Keo nhũ Các đường thẳng, xiên, chéo… là những khối tạo hình cơ bản cho bất cứ trẻ mầm non nào. Từ đây, các em sẽ hình thành nên các đường nét của chữ cái. 10 Hạt cườm, hạt vòng Giống hoạt động trên, hoạt động này giúp bé rèn luyện kỹ năng vận động tinh. Đây là kỹ năng trẻ rất cần thành thạo để bắt đầu tập viết chữ. Thay vì sử dụng keo nhũ, trẻ có thể dùng các hạt cườm, hạt vòng để tạo hình các đường, nét của chữ cái. 11 Khay cát Một trong những hoạt động đơn giản nhất để trẻ tập viết chữ là khay cát. Trẻ có thể dùng ngón tay hoặc bút chì không sắc để viết. Ngoài cát, bạn có thể dùng muối, bột mì, bột ngô hay gạo… 12 Chai bóp Sử dụng dạng chai bóp vào phần thân để đẩy thứ bên trong ra. Cho muối hoặc đường vào đó. Bé dùng chai này, bóp ra muối hoặc đường theo các nét chữ in trên thẻ. 13 Khay cầu vồng Một hoạt động đầy màu sắc sẽ khiến bé thích mê. Dùng băng dính màu dính các mảnh giấy ăn thành hình cầu vòng vào phần đáy một khay nhựa trong. Đổ vào đó cát rồi để trẻ dò theo các nét và chữ cái, màu sắc bên dưới sẽ hiện ra. Hình ảnh dưới đây cho thấy chiếc khay đặt trên một chiếc bàn có ánh sáng. Hiệu ứng tạo ra sẽ khiến trẻ thêm hứng thú. 14 Băng dính Tạo hình, tạo nét chữ cái bằng băng dính chắc chắn sẽ là một hoạt động tập viết chữ thu hút bé. 15 Bảng nam châm Đính các chữ cái lên một tấm bảng nam châm. Để bé dò theo nét của các chữ cái này bằng nam châm. Trong ví dụ trên, bạn nhỏ lái chiếc ô tô đồ chơi theo con đường được tạo thành hình chữ cái trên bảng. Theo We Are Teachers