5 cách hiệu quả giúp trẻ học nhanh hơn

Thảo luận trong 'Cần bán' bắt đầu bởi thanhtruchn1, 28/7/19.

  1. thanhtruchn1

    thanhtruchn1 Member

    5 cách hiệu quả giúp trẻ học nhanh hơn
    Áp lực học tập ngày nay của trẻ em quả thực không hề nhỏ. Nhiều cha mẹ vẫn luôn băn khoăn tìm cách giúp con học nhanh hơn và hiệu quả hơn.

    Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp:

    Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11, học thêm toán 10, học thêm toán 9 , luyện thi vào 10, học thêm toán 8 , học thêm toán 7, học thêm toán 6.

    Theo Freda Sutanto, nhà tâm lý học phát triển và giáo dục cao cấp tại Trung tâm Trị liệu Kaleidoscope (Singapore), sẽ không có tác dụng gì nếu cha mẹ chỉ đơn thuần:

    • khích lệ trẻ tiếp thu thông tin nhằm mục đích “tải” dữ liệu về bộ não
    • hay giúp trẻ chiếm ưu thế hơn khi cạnh tranh với bạn bè cùng trang lứa.
    “Điều cha mẹ nên làm (để củng cố trải nghiệm học tập của con) là ‘học có ý nghĩa’ và ‘tư duy mở’”. Học có ý nghĩa là khi bộ não lưu trữ thông tin trong một bộ khung có ý nghĩa với trẻ và phù hợp với thế giới quan của trẻ. Tư duy mở đề cập tới thái độ nhận biết và đương đầu với thử thách. Nó được thực hiện với niềm tin rằng: Rèn giũa qua từng thử thách, theo thời gian sẽ giúp trẻ cải thiện trí thông minh”.

    [​IMG]

    Giúp trẻ chịu trách nhiệm về mục tiêu học tập của mình
    Một lý do trẻ không học tốt là bởi trẻ bị “nhồi nhét” thông tin một cách thụ động. Thay vào đó, trẻ nên biết:

    • cách đặt câu hỏi, nêu thắc mắc
    • và tuỳ chỉnh hiểu biết về các khái niệm của mình khi kiến thức dầy lên
    Để giúp trẻ chịu trách nhiệm về mục tiêu học tập, hãy hỏi trẻ xem chúng muốn biết điều gì khi học về một khái niệm cụ thể.

    Ví dụ:
    1. Cho con xem bìa một cuốn sách
    2. Hỏi con xem trẻ thấy gì, nghĩ gì và có thắc mắc gì về cuốn sách không.
    3. Trẻ có thể chia sẻ những suy nghĩ như: “Con không biết tại sao thức ăn trên bàn lại vẫn còn”. Hay: “Con không biết sao bạn mèo trông lại tức giận như vậy”.
    4. Ở cuối cuốn sách, hỏi trẻ xem đã có lời giải đáp cho thắc mắc ban đầu chưa. Đây là cách để củng cố thêm khái niệm cho trẻ.
      Chơi trò chơi để khuyến khích việc học tập độc lập/tự khám phá
    Với Lee Jian Sheng, chủ của Paideia Learning Academy, giúp trẻ học nhanh nghĩa là để con tự khám phá hơn là tuân thủ những kỹ thuật nào đó.

    Anh cho biết: “Tôi động viên con trai 6 tuổi và con gái 8 tuổi của tôi tự học càng nhiều càng tốt. Tôi nhận thấy, giới thiệu cho các con nhiều trò chơi bàn cờ – dạng board games giúp trẻ học nhanh và hiệu quả hơn”.

    Theo Lee, việc đọc, xây dựng chiến lực và tiếp xúc với các tình huống thử thách trong những trò chơi này cho phép con anh áp dụng nhiều khía cạnh trong năng lực của mình. “Trẻ cần đọc luật chơi. Rồi học các bước tiến hành từng trò chơi. Sau đó tìm cách để giành phần thắng. Việc áp dụng các kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề giúp trẻ học nhanh và tốt hơn”.

    Khơi gợi cảm xúc của trẻ, nhờ đó, chủ đề trở nên dễ ghi nhớ hơn
    Các phản ứng cảm xúc cần khơi gợi ở trẻ bao hàm rất rộng, từ sự tò mò, niềm vui tới cảm giác giận dữ hay mong mỏi công bằng.

    Sutanto giải thích: “Học về bản chất là cảm xúc. Khi nói về học có ý nghĩa, chúng ta thực sự muốn biết một khái niệm liên hệ thế nào về mặt cảm xúc và trải nghiệm của mỗi cá nhân. Khi một chủ đề giàu ý nghĩa và khuấy động được cảm xúc nơi người học, nó không thể bị quên lãng dễ dàng”.

    Tất nhiên, một số chủ đề có sức thu hút hơn một số khác. Ví dụ: học về động vật có nguy cơ tuyệt chủng hay thảm hoạ tự nhiên, cách chúng tác động tới Trái Đất. Tuy nhiên, với những chủ đề trừu tượng hơn (số Pi trong toán học), chìa khoá nằm ở chỗ làm cho khái niệm trở nên có ý nghĩa với trẻ.

    Ví dụ:

    Một giáo viên Toán giỏi khi giải thích số Pi cho học sinh. Thầy sẽ nói về việc số Pi là một hẳng số (tỷ số không đổi bất chấp kích thước đường tròn) và số vô tỷ (số thập phân vô hạn không tuần hoàn).

    Sau đó, thầy đề nghị học sinh nghĩ về thứ gì đó trong cuộc sống có cả 2 tính chất trên. Đó là thứ vừa có tính không đổi vừa có tính vô hạn các khả năng. Câu trả lời có thể là pizza. Pizza là món ăn không đổi nhưng lại có vô hạn các cách chế biến phần nhân bánh. Một câu trả lời khác có thể là gia đình. Các thành viên trong gia đình là cố định nhưng “chiêu trò” của mỗi người lại là vô số.

    Tóm lại, không có công thức chung cho việc làm cho khái niệm trở nên có ý nghĩa. Nhưng trẻ sẽ ghi nhớ chủ đề tốt hơn nếu nó khơi gợi được phản ứng cảm xúc ở trẻ.

    Hiểu được khoảng chú ý và giới hạn “thời gian làm việc” của trẻ
    Trẻ không phải là người có khoảng chú ý dài nhất. Do đó, hãy lưu tâm điều này khi dạy trẻ. Đôi lúc, trẻ có vẻ rất tập trung. Nhiều khi lại rất thờ ơ. Việc bắt trẻ tập trung khi chúng thiếu động lực sẽ làm suy giảm khả năng học hỏi về lâu dài.

    Chuyên gia Sutanto khuyên: “Dành thời gian để hiểu con bạn có thể tập trung trong bao lâu. Làm việc trong khoảng giới hạn đó để kiểm soát và mở rộng chú ý của trẻ. Để làm được điều đó, cha mẹ cần quan sát trẻ thật kỹ trong 3-4 lần học bài ở nhà. Kín đáo sử dụng đồng hồ bấm giờ. Từ đó, đưa ra khoảng thời gian chú ý trung bình của trẻ”.

    Nếu bạn thấy con có thể tập trung khoảng 15 phút trước khi bắt đầu xao nhãng:
    Lập thời khoá biểu cho phép trẻ học 15 phút và 5 phút nghỉ xen kẽ.

    Các hoạt động khi giải lao, lý tưởng là vận động thân thể: nhảy hoặc căng duỗi cơ. Không nên sử dụng thiết bị điện tử hay đồ chơi trẻ yêu thích vào lúc nghỉ. Bởi chúng có thể làm cho việc chuyển đổi sang thời gian học khó khăn hơn với trẻ.

    Với trẻ có khoảng chú ý ngắn hơn:
    Từ từ nới rộng thời gian “làm việc” của trẻ lên 1-2 phút cách 2 tuần/lần.

    Dạy trẻ về “hố sâu học tập”
    Khi trẻ lần đầu học về khái niệm cụ thể, trẻ có thể gặp khó khăn để hiểu. Do đó, trẻ rơi vào “hố sâu học tập”.

    Theo lý thuyết này, thử thách được coi là có ý nghĩa quan trọng trong việc học. Bạn phải tệ đi/chạm tới điểm đáy trước khi có thể tìm cách vượt khỏi hố sâu đó. Nói cách khác, tìm cách để tiến bộ.

    Một khái niệm, công việc càng khó thì “hố sâu học tập” của nó càng lớn. Chuyên gia Sutanto giải thích: “Hãy để trẻ biết quá trình học tập luôn đi kèm với khả năng ‘rơi hố’ như vậy. Một số thì nông, số khác sâu hơn. Nhưng nếu không có cái hố nào, khái niệm đó đã được tiếp nhận rồi”.

    Giải thích khái niệm “hố sâu học tập” cho con giúp trẻ hiểu rằng, học hỏi có thể khó khăn. Tuy nhiên, trẻ có thể dùng nhiều phương pháp để chinh phục thử thách. Giúp đỡ trẻ trong quá trình này. Các phương pháp bao gồm:

    • nghỉ giải lao,
    • đọc nhiều hơn về chủ đề đó,
    • thảo luận với người khác
    • hoặc thử cách tiếp cận mới.
    Khi trẻ bắt đầu leo dần lên từ đáy hố sâu, trẻ sẽ cảm thấy khái niệm càng trở nên rõ ràng hơn.

    Theo Smart Parents
     

Chia sẻ trang này