5 yếu tố cần xem xét khi chọn sách phi hư cấu cho trẻ nhỏ Để trẻ tiếp xúc từ khi còn nhỏ với dòng sách phi hư cấu – cung cấp thông tin sẽ kích thích sự phát triển kiến thức nền, từ vựng và kỹ năng đọc hiểu của trẻ. Trung tâm luyện thi toán Edusmart tổng hợp Edusmart mở các lớp học thêm toán từ lớp 6-12 các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11 , học thêm toán 10, luyện thi vào 10 , học thêm toán 9, học thêm toán 8, học thêm toán 7, học thêm toán 6. Trang Reading Rocket hướng dẫn cha mẹ cách chọn sách phi hư cấu tiếng Anh cho trẻ thông qua các yếu tố: 1 Bìa sách Yếu tố đầu tiên cần quan tâm khi chọn sách phi hư cấu cho trẻ là bìa sách. Nó nên khơi gợi sự trò mò của trẻ, khích lệ trẻ tìm hiểu thế giới rộng lớn mà cuốn sách mang lại Một bìa sách hấp dẫn sẽ gồm những hình minh hoạ hay bức ảnh nhiều bắt mắt. Với trẻ nhỏ, bìa sách màu sắc tươi sáng là lựa chọn thích hợp. Cùng với phần minh hoạ, tựa đề cuốn sách có thu hút trẻ không? Nó có ngắn gọn mà vẫn đủ sức khởi dậy hứng thú? Các từ có dễ hiểu và in bằng font chữ lớn? Ví dụ: Những cuốn sách phi hư cấu có bìa đẹp mắt dành cho trẻ nhỏ gồm Bats (Wood, 2000), Fishy Tales (Lock, 2003), Big Bugs (Simon, 2005). Trong những năm gần đây, dòng sách của National Geographic và Dorling Kindersley cũng gây ấn tượng bởi chất lượng cao. 2 Chủ đề hay Nội dung Chủ đề của sách phi hư cấu dành cho trẻ em nên là những thứ trẻ quan tâm, hứng thú. Nếu có đôi chút bí ẩn gợi lên thì sẽ càng hấp dẫn. Trong thời đại thông tin ngày nay, việc chọn sách với nội dung chính xác, đáng tin cậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, cha mẹ nên tìm kiếm dòng sách của tác giả uy tín. Seymour Simon là một tác giả như vậy. Ông đã viết hơn 200 cuốn sách chất lượng thuộc nhiều chủ đề. Một số cuốn như Super Storms (2002), Seymour Simon’s Book of Trucks (2000), Incredible Sharks (2003), Danger! Earthquake (2002)… có nội dung tốt và cha mẹ hoàn toàn yên tâm. 3 Minh hoạ Mọi hình ảnh minh hoạ nên có khổ lớn, rõ ràng nhưng không quá nhiều gây rối mắt. Ở những cuốn sách phi hư cấu hay dành cho trẻ em, các bức ảnh có vai trò rất quan trọng. Màu nền trắng hay nhạt có thể tạo độ tương phản rõ rệt. Khi xem xét phần minh hoạ, bạn có thể tự đặt ra các câu hỏi: Minh hoạ có lý giải và làm rõ nội dung? Phần mô tả đi kèm có đơn giản nhưng vẫn hiệu quả? Trong vòng 20 năm qua, nhiều nhà xuất bản đã ấn hành những cuốn sách kèm hình ảnh chất lượng rất cao. Những đầu sách nổi bật gồm Chameleon, Chameleon (Cowley, 2005) và Mud, Mud, Mud (Meharry, 2001). Tác giả của những cuốn sách này đã tận dụng rất tốt phần minh hoạ để phục vụ nội dung sách. Một số tác giả khác tiếp tục sử dụng các phương tiện nghệ thuật, như minh hoạ màu nước, và đã thành công. Ví dụ, cuốn sách The Bird Alphabet Book (Pallotta, 1987). 4 Cách tổ chức, sắp xếp nội dung Giống như một biển chỉ đường, đó là vai trò của cách tổ chức, sắp xếp cuốn sách. Khi xem những chủ đề mình yêu thích, trẻ có thể dễ dàng chìm đắm trong những phần minh hoạ và lời văn đi kèm. Nhưng bạn rất cần xem: Cuốn sách có phần mục lục, phụ lục, bảng thuật ngữ không? Cuốn sách đó có được chia thành các phần, mục, tiểu mục rõ ràng không? The Best Book of Volcanoes (Adams, 2001) là ví dụ điển hình của một cuốn sách phi hư cấu được tổ chức tốt. Cuốn sách bắt đầu với phần mục lục kèm tranh; các mục phân biệt rõ rệt giữa các chủ đề chính, chủ đề bổ trợ, minh hoạ và lời văn; đi kèm bảng thuật ngữ có minh hoạ và kết thúc bằng phần phụ lục. Khi trẻ có thể chưa tự mình đọc được phần lời, cách tổ chức nội dung của sách khích lệ trẻ tìm hiểu trọn vẹn cuốn sách. Bên cạnh đó, trẻ sẽ học được nhiều điều về núi lửa. Một ví dụ khác: cuốn Bugs, Bugs, Bugs! (Reid & Chessen, 1998) phân biệt rõ ràng phần lời với phần minh hoạ. Mỗi bộ phận cơ thể côn trùng được chỉ ra trên từng trang sách. Cuốn sách kết thúc với 2 trang thông tin thú vị về côn trùng và 1 bảng phụ lục đơn giản. 5 Cỡ chữ và kiểu chữ Với đối tượng trẻ nhỏ, không riêng gì sách phi hư cấu, mọi cuốn sách nên được in với cỡ chữ lớn và đơn giản. Những kiểu chữ lạ, ít gặp, cỡ nhỏ có thể khiến trẻ bị xao nhãng và gây khó hiểu cho trẻ. Hãy tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi sau khi xét đến yếu tố này của cuốn sách: Khoảng cách và vị trí các từ có khiến đoạn văn dễ đọc không? Trẻ nhỏ có thể theo dõi phần lời qua từng trang và không gặp khó khăn gì? Các nhà xuất bản như Scholastic, Sundance và Newbridge bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc ấn hành những seri sách phi hư cấu đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc. Ví dụ, seri Scholastic Time to Discover với các tựa đề Ants, Bees và Butterflies (Berger & Berger, 2002) đều thể hiện tốt các điểm trên. Theo Reading Rocket