Buồn nôn, nôn và các triệu chứng khác của ốm nghén khiến chị em cảm thấy phiền toái, mệt mỏi. Không chỉ vậy nó còn ảnh hưởng ít nhiều đến bạn và cả em bé trong bụng. Vậy dấu hiệu ốm nghén khi nào thì bắt đầu, kéo dài trong bao lâu? Khi nào bắt đầu ốm nghén? Thông thường, cơn ốm nghén nói chung sẽ bắt đầu vào khoảng tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ. Khoảng 90% thai phụ ốm nghén trong suốt 3 tháng đầu, nặng nhất ở tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ốm nghén từ tuần thứ 4, hoặc sau 3 tháng đầu. Trong suốt khoảng thời gian ốm nghén, mức độ nghén sẽ tăng nặng dần về sau, và cuối cùng thì hết. Đa số mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn sau tuần thứ 14. Nhưng bạn sẽ cần thêm 1 tháng nữa để hoàn toàn trở lại bình thường. Cũng có thể cơn ốm nghén quay trở lại làm phiền, với các tình trạng khác nhau. Ốm nghén bao lâu thì hết? Mỗi mẹ bầu sẽ có triệu chứng nghén không giống nhau. Tuy vậy, số nhiều bị nghén nặng nhất vào khoảng tuần thứ 9 và tuần thứ 10 trong suốt thai kỳ. Ở các thời điểm này, nồng độ hormone hCG tăng cao nhất, nó sẽ giảm dần vào tuần thứ 11 đến tuần thứ 15. Lúc này nồng độ hormone hCG thường giảm khoảng 50% so với thời đỉnh điểm. Sau 3 tháng đầu thì bạn sẽ bị nghén ít cần, đến khoảng tuần thứ 14 thì hầu như nó đã biến mất. Cũng có người ốm nghén cho đến tận lúc đi sinh. Tuy nhiên tỉ lệ này không nhiều. Trong khi bạn trải qua giai đoạn ốm nghén cũng là lúc em bé bắt đầu phát triển các cơ quan trên cơ thể. Một số nghiên cứu cũng cho thấy ốm nghén là cách để bảo vệ thai nhi khỏi các hóa chất trong độc hại trong thực phẩm. KHI NÀO NÊN ĐI BÁC SĨ? Ốm nghén nhẹ, thỉnh thoảng nôn mửa hoặc cảm thấy hơi mệt, đó là dấu hiệu mang thai bình thường, không đáng lo. Tuy nhiên nhiều trường hợp không cẩn thận thì có thể dẫn đến rối loạn nước, thiếu chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, nguy cơ sinh non. Một số biểu hiện bất thường mà các ông chồng nên để ý, nhằm kịp thời đưa mẹ bầu đi bác sĩ: + Nghén nặng, tất cả các triệu chứng để khủng khiếp đến nỗi mất sức, không thể sinh hoạt. + Nôn quá nhiều sau tuần thứ 9 của thai kỳ, hoặc sau tuần thứ 20 của thai kỳ. + Ói ra máu, không thể ăn uống được bất cứ gì vì nghén ngày, đêm. + Chóng mặt khi đứng, có dấu hiệu mất nước (khô họng, nước tiểu đậm, ít đi tiểu,…) + Đau bụng, sốt, nhức đầu, sưng ở phía trước cổ. Nôn ói khi ốm nghén cũng có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản chị tm thường gặp trong thai kỳ. Nếu chị em cảm thấy nóng xót, ợ nóng, khó chịu và hay nôn thì cũng nên hỏi bác sĩ để biết chính xác tình trạng của mình. Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/co-thai-bao-lau-thi-nghen-cach-giam-trieu-chung-nghen.html Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu