Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

Thảo luận trong 'Tin tức y học' bắt đầu bởi hongmint, 13/7/22.

  1. hongmint

    hongmint Active Member

    Chàm là bệnh lý thuộc nhóm da liễu,là tình trạng viêm da dị ứng đặc trưng bởi các nốt ban đỏ, làm cho da bị khô, ngứa, đóng vảy. Khi phát ban sẽ dẫn đến sưng nhẹ, tiết dịch và chảy mủ. Bên cạnh đó, bệnh chàm ở trẻ em còn có một số biểu hiện như

    -Vùng da bị chàm sẽ sạm màu, đen hơn các vùng khác do chàm tái diễn nhiều lần.

    -Dạ bị sẫm màu trên mí mắt hoặc quanh mắt

    -Thay đổi vùng da quanh mắt, miệng và tai.

    -Khi trẻ được 2-4 tuổi sẽ không còn gặp phải bệnh lý này. Trường hợp trẻ vẫn chưa khỏi bệnh dù đã đến tuổi này thì khả năng cao là bệnh sẽ kéo dài, dễ tái nhiễm nhiều lần và phát triển thành chàm thể tạng sau đó.Căn bệnh này tuy không có khả năng lây lan nhưng nếu để lâu sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.

    [​IMG]
    Bệnh chàm ờ trẻ nhỏ là gì?


    Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm ở trẻ
    Các chuyên khoa da liễu tại phòng khám đa khoa Miền Trung cho biết, bệnh chàm da có thể xuất hiện ở bất kỳ bị trí nào trên cơ thể, tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ, cụ thể như sau.

    Trẻ sơ sinh (6 tháng đầu)

    Các nốt chàm sẽ xuất hiện ở mặt, má, cằm, trán, vùng da đầu sau đó nó có thể lan các vùng ở trên cơ thể, chàm ở trẻ sơ sinh thường có màu đỏ và chảy mủ.

    Trẻ nhỏ (6 – 12 tháng)

    Khi trẻ đã bước vào giai đoạn này, thì chàm thường ở khủy tay và đầu gối của bé. Vì đây là những vùng da dễ bị cọ xát, trầy xước khi trẻ tập bò. Rất dễ dẫn đến nhiễm trùng từ đó hình thành lớp vỏ màu vàng mụn mủ ở da.

    Trẻ mới biết đi (1-5 tuổi)

    Vùng da ở khuỷu tay, đầu gối hoặc là ở bàn tay, cổ tay hoặc mắt cá chân thậm chí là vùng da quanh miệng và mí mắt của trẻ. Chàm có biểu hiện khô và bong vảy, da dày, trở nên sậm màu hơn bình thường.

    Trẻ lớn (trên 5 tuổi)

    Khi này trẻ đã biết đi, chạy, các vết chàm cũng hay mọc ở nếp gấp khuỷu tay hoặc đầu gối. Bên cạnh đó, chàm còn biểu hiện bằng những vết đỏ và ngứa ở sau tai, da đầu hoặc bàn chân.


    NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH CHÀM Ở TRẺ NHỎ
    Các chuyên gia cho biết, hiện nay vẫn chưa có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học thì chàm tác nhân dẫn đến chàm ở trẻ nhỏ là do hệ thống miễn dịch, từ đó tác động lên cơ thể và gây ra.


    Yếu tố di truyền
    Với những em bé có tiểu sử đình đời trước mắc phải các bệnh hen, dị ứng,.. sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh chàm da cao hơn so với các bạn cùng trang lứa. Để giải thích vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã cho ra một gen biến dị trên người có khả năng là tổ thương ở lớp ngoài cùng của da. Nếu như bị di truyền gen từ ch, mẹ, ổng bà sẽ làm cho da trẻ khó có thể giữ được độ ẩm, dễ bị khô nứt. Từ đó,da dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh từ bên ngoài và bị tổn thương.

    [​IMG]
    Nguyên nhân gây bệnh chàm ờ trẻ nhỏ


    Môi trường
    Các yếu tố bị tác động từ môi trường bên ngoài sẽ làm kích thích hệ miễn dịch từ đó gây chàm. Với những yếu tố như sau:Lông động vật như chó, mè,phấn hoa, bụi nhà, chất liệu quần áo, chăn màn… không phù hợp. Trẻ tiếp xúc với các chất hóa học gây hại thủy ngân, lưu huỳnh, chloride, sulfamid…


    Do chế độ ăn uống không hợp lý của mẹ
    Các loại thức ăn mà mẹ bổ sung có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến con trẻ thông qua việc bú sữa. Khi mẹ ăn quá nhiều chất đạm, nhiều hải sản sẽ làm cho sữa mẹ gặp phải vấn đề, từ đó cơ thể con trẻ còn nhỏ chưa kịp thích ứng dẫn đến tình trạng dị ứng chàm da.

    Nguồn ** https://dakhoamientrung.vn/benh-cham-o-tre-nho-va-nhung-dieu-can-biet.html

    Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa miền trung
     

Chia sẻ trang này