Bệnh thiếu máu ở trẻ em có nguy hiểm không

Thảo luận trong 'Bệnh thận - tiết niệu' bắt đầu bởi hongmint, 24/3/21.

  1. hongmint

    hongmint Active Member

    Bệnh thiếu máu ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không? Đây đều là những câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm khi có nhu cầu tìm hiểu về bệnh thiếu máu. Hiểu rõ những lo lắng này của các bậc phụ huynh mà đặc biệt là những người đang có con bị thiếu máu. Trong phần bài viết ngay dưới đây chúng tôi xin được giải đáp tường tận về tình trạng thiếu máu ở trẻ em.

    BỆNH THIẾU MÁU Ở TRẺ EM LÀ GÌ?
    Ở đây thiếu máu chính là tình trạng suy giảm lượng hemoglobin hoặc khối lượng hồng cầu dưới hạn bình thường so với người cùng lứa tuổi. Hemoglobin chính là loại protein chứa sắt nằm trong tế bào hồng cầu. Chức năng chính hemoglobin trong máu chính là vận chuyển oxy đến các mô để nuôi cơ thể con người.

    Khi có tình trạng thiếu máu xảy ra đồng nghĩa rằng không cung cấp đủ oxy cho cơ thể con người. Theo Tổ chức y tế thế giới một người được chẩn đoán thiếu máu nếu như lượng hemoglobin trong hồng cầu ở dưới những giới hạn sau đây:

    → Đối tượng trẻ 6 tháng đến 6 tuổi: Có hàm lượng hemoglobin dưới 110 g/l.

    → Đối tượng trẻ 6 tuổi đến 14 tuổi: Có hàm lượng hemoglobin dưới 120 g/l.

    Ngoài ra đối với người trưởng thành thì:

    → Ở đối tượng nam giới: Dưới 130 g/l.

    → Ở đối tượng nữ giới: Dưới 120 g/l.

    → Ở đối tượng phụ nữ có thai: Dưới 110 g/l.

    [​IMG]
    VẬY BỆNH THIẾU MÁU Ở TRẺ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
    Thiếu máu chính là bệnh lý rất hay xảy ra ở trẻ em và nó có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào và xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó hay gặp nhất đó chính là thiếu máu bởi thiếu sắt vì chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ sắt đối với sự phát triển của trẻ em.

    Dù do bất cứ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì trẻ bị thiếu máu cũng sẽ bị ảnh hưởng đến cả sự phát triển thể chất lẫn tinh thần. Vì như đã trình bày máu làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cũng như oxy để duy trì hoạt động bình thường các cơ quan trọng cơ thể.

    Vậy nên nếu như thiếu máu sẽ gây ra ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan với mức độ ít đến nhiều. Thậm chí rằng trẻ thiếu máu còn bị nguy kịch về tình mạng. Dưới đây chính là một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với bệnh thiếu máu ở trẻ em.

    1. Ở toàn trạng
    Chính tình trạng thiếu máu sẽ làm cho trẻ luôn cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi, không muốn làm việc gì bởi năng lượng bị thiếu. Hơn nữa trẻ cũng ít hoạt động hơn, với trẻ nhỏ gây ra chậm hoặc ngừng tăng cân. Nếu như tình trạng thiếu máu ở mức độ nhiều có thể trẻ còn quá mệt hoặc bị kiệt sức.

    2. Ở thần kinh, tâm thần
    Vì nhu cầu oxy lên não là rất cao, theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng não chính là cơ quan tiêu thụ oxy nhiều nhất trong cơ thể chiếm đến 20%. Vậy nên nếu thiếu máu sẽ không thể nào cung cấp đủ oxy cho não từ đó dẫn đến các biểu hiện tổn thương hệ thống thần kinh như là: Đau đầu, hay bị chóng mặt hoa mắt ù tai, có thể bị ngất nếu thay đổi tư thế, gây ra giảm sút khả năng tư duy cùng nhận thức ở trẻ…

    Ngoài ra đã có rất nhiều báo cáo chứng minh nếu trẻ bị thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu tập trung. Khi đó trẻ hay ngủ gật trong giờ học, mau quên, khó nhớ, lúc làm bài kiểm tra hay bị điểm dưới trung bình cao gấp 2 lần so với những trẻ khác. Chính vì vậy học lực của trẻ kém hơn so với những bạn cùng lứa không bị thiếu máu.

    Bên cạnh đó vitamin B12 hoặc acid folic còn đóng vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh khỏe mạnh. Nên với những trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin B12 hay acid folic sẽ gây ra ảnh hưởng não bộ trẻ.

    [​IMG]
    3. Ở tim mạch
    Vì chức năng của tim chính là co bóp nhằm tống máu đi nuôi cơ thể. Do vậy bệnh thiếu máu ở trẻ em sẽ khiến cho tim lúc đó cần làm việc nhiều hơn với mục đích đảm bảo cung cấp oxy cùng chất dinh dưỡng đến các cơ quan khác nhau. Mặt khác tế bào cơ tim cũng cần được nuôi dưỡng bởi máu.

    Vậy nên ở tim mạch tình trạng thiếu máu gây ra nhiều ảnh hưởng lớn như: Gây tình trạng rối loạn nhịp tim hoặc suy tim (với những triệu chứng như phù 2 chân, mệt mỏi, tim to, gan to, khó thở…).

    4. Ở hệ hô hấp
    Tình trạng thiếu máu có thể làm cho trẻ bị khó thở, thở nhanh nông, thở gắng sức. Đặc biệt rất hay gặp ở những trường hợp thiếu máu số lượng nhiều xảy ra cấp tính đột ngột như xuất huyết tiêu hóa hay chấn thương dẫn đến mất máu.

    5. Ở hệ miễn dịch
    Vì bệnh thiếu máu ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Chính điều này khiến cho trẻ khi bị thiếu máu sẽ rất dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Ngoài ra một số nguyên nhân thiếu máu do bệnh lý ác tính như bạch cầu cấp, hệ miễn dịch trẻ sẽ bị suy yếu…

    Khi ấy trẻ rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh thậm chí có thể còn bị nhiễm khuẩn huyết dẫn đến tử vong.

    [​IMG]
    6. Gây tử vong
    Nếu như sốc máu có các biểu hiện triệu chứng mạch nhanh nhỏ khó bắt và huyết áp tụt. Khi đó trẻ sẽ vật vã kích thích hoặc bị rối loạn ý thức. Trẻ bị da lạnh, tím môi, niêm mạc nhợt, thở nhanh, đái ít thậm chí vô niệu.

    Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm tính mạng của trẻ. Đây chính là biến chứng không mong muốn nhất của bệnh thiếu máu ở trẻ em.

    Vì bệnh thiếu máu ở trẻ em có thể gây ra tác động xấu với toàn bộ cơ quan bên trong cơ thể. Vậy nên nếu cha mẹ phát hiện triệu chứng trẻ bị thiếu máu cần lập tức kiểm tra chế độ ăn uống, thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ. Từ đó có được giải pháp điều trị sao cho phù hợp nhất!

    Xem thêm:

    #mintmintonline #dakhoahoancau

    https://dakhoahoancautphcm.vn/bien-phap-phong-ngua-tai-bien-ai-cung-nen-doc.html
     

Chia sẻ trang này