Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Trên - Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chuẩn Đoán và cách điều trị

Thảo luận trong 'Bệnh hô hấp' bắt đầu bởi h2food365, 3/9/19.

  1. h2food365

    h2food365 New Member

    Tổng quan bệnh Viêm đường hô hấp trên
    Đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận như xoang, đường mũi, hầu họng, thanh quản. Các tổ chức này dẫn không khí từ bên ngoài môi trường vào phế quản và đến phổi để diễn ra quá trình hô hấp. Viêm đường hô hấp trên là quá trình nhiễm trùng của một hoặc nhiều các bộ phận trên. Khi các bộ phận khác nhau bị viêm, sẽ có những tên gọi khác nhau như viêm xoang, viêm hầu họng, viêm phế quản, viêm thanh quản…

    Viêm đường hô hấp trên là gì?

    Đây là một bệnh lý phổ biến trên thế giới. Theo ước tính, trong năm 2015 có 17.2 tỉ ca mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên trên toàn thế giới. Năm 2014 đã có 3000 ca tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp trên. Đây là một trong những lí do đi khám bác sĩ phổ biến nhất, và là bệnh khiến người bệnh phải nghỉ học, nghỉ làm nhiều nhất. Viêm đường hô hấp trên (nhiễm trùng đường hô hấp trên) có thể xảy ra bất cứ lúc nào, những thường gặp nhất là mùa thu hoặc mùa đông.

    Nguyên nhân bệnh Viêm đường hô hấp trên
    Viêm đường hô hấp trên nhìn chung có nguyên nhân từ sự xâm lấn trực tiếp của các virus hoặc vi khuẩn vào niêm mạc của đường hô hấp trên. Để điều này có thể xảy ra, các tác nhân gây bệnh cần phải vượt qua một số hàng rào vật lý và miễn dịch của cơ thể.

    Lớp lông trên niêm mạc mũi là hàng rào đầu tiên để bẫy các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra lớp dịch nhầy trong lòng mũi cũng giúp bắt giữ vi khuẩn và virus. Tổ chức nhung mao ở phế quản sẽ di chuyển ngược lên phía hầu họng để tống các tác nhân lạ xâm nhập vào đường tiêu hóa.

    Ngoài hàng rào vật lý hoạt động liên tục, hệ miễn dịch cũng góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập vào đường hô hấp trên. VA và amidan đều là những bộ phận của hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại virus và vi khuẩn. Thông qua các hoạt động của các tế bào chuyên biệt, kháng thể và các chất có trong hạch bạch huyết sẽ tấn công tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập.

    Tuy nhiên các virus và vi khuẩn xâm nhập cũng có những cơ chế chống lại các hàng rào của cơ thể. Chúng có thể sản sinh ra các chất độc để điều chỉnh hệ thống phòng ngự của cơ thể, hoặc biến đổi hình dạng, cấu trúc protein bao bọc bên ngoài để tránh bị phát hiện bởi hệ miễn dịch (thay đổi tính kháng nguyên). Các tác nhân khác nhau có rất nhiều cơ chế phong phú để vượt qua hàng rào của cơ thể người và gây bệnh.

    Ngoài ra các tác nhân gây bệnh khác nhau cần khoảng thời gian khác nhau từ lúc chúng xâm nhập cơ thể cho đến lúc gây ra các triệu chứng lâm sàng (thời gian ủ bệnh): virus cúm hoặc á cúm cần 1-4 ngày, RSV cần 7 ngày, vi khuẩn bạch hầu cần 1-10 ngày…

    Triệu chứng bệnh Viêm đường hô hấp trên
    Thông thường, triệu chứng của viêm đường hô hấp trên là kết quả của các chất độc tiết ra bởi tác nhân gây bệnh cộng với đáp ứng viêm của hệ miễn dịch. Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng hô hấp trên bao gồm:

    • Nghẹt mũi
    • Chảy nước mũi
    • Hắt hơi
    • Đau rát họng
    • Đau khi nuốt
    • Ho
    • Mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, sốt cao
    Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: khó thở, đau vùng xoang, ngứa mắt chảy nước mắt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy.

    Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày, nếu dài hơn có thể gợi ý đến các bệnh khác như viêm dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản.

    Đối với viêm thanh quản do virus, bệnh nhân sẽ bị khan tiếng hoặc mất tiếng do dây thanh âm bị viêm nhiễm, phù nề.

    Viêm đường hô hấp trên thường lui dần sau 5-6 ngày, có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. Mặc dù là các bệnh viêm đường hô hấp trên có triệu chứng không nặng nhưng lại là một trong các nguyên nhân khiến bệnh nhân phải nghỉ học, nghỉ lao động. Nếu đồng nhiễm với viêm đường hô hấp dưới, tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn do 2 bệnh tự làm nặng lẫn nhau, có nguy cơ dẫn đến tử vọng. Ngoài ra ở các bệnh nhân viêm đường hô hấp thể nặng, vi khuẩn có thể gây ra một vài biến chứng đe dọa tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp.

    Đường lây truyền bệnh Viêm đường hô hấp trên
    Các bệnh viêm đường hô hấp trên lây truyền qua đường hô hấp, hoặc qua đường tiếp xúc với đồ dùng cá nhân trong gia đình/trường học.

    Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm đường hô hấp trên
    Các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm:

    • Tiếp xúc với người bệnh
    • Không rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh
    • Tiếp xúc với trẻ em ở trường học, hoặc một nhóm người ở nơi làm việc, du lịch…
    • Hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động: khói thuốc làm giảm khả năng bảo vệ của lớp nhầy niêm mạc đường hô hấp và làm hỏng lớp nhung mao ở đường hô hấp trên
    • Các trường suy yếu miễn dịch như bệnh nhân có HIV, ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày
    • Những bệnh nhân có bất thường về giải phẫu, sinh lý đường hô hấp như chấn thương vùng mặt, chấn thương đường hô hấp trên, polyp mũi…
    Phòng ngừa bệnh Viêm đường hô hấp trên
    Có một số biện pháp được sử dụng để ngăn ngừa mắc viêm đường hô hấp trên. Ngừng hút thuốc, giảm stress, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, tập thể dục thường xuyên là các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh. Cho trẻ bú sữa mẹ là một cách để giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh hơn do các kháng thể trong sữa mẹ được truyền sang cho con.

    Các biện pháp khác để ngăn ngừa sự lây truyền tác nhân gây bệnh như:

    • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc khi tiếp xúc với người bệnh
    • Tránh tiếp xúc với người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và khỏi bệnh
    • Vệ sinh các vật dụng cá nhân, các đồ dùng công cộng
    • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt xì
    • Tiêm vắc xin phòng cúm được khuyến cáo cho một số đối tượng như người già, người có bệnh mạn tính, nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc cao…
    Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm đường hô hấp trên
    Khi nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, cần thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng giống như:

    • Hen
    • Viêm phổi
    • Cúm H1N1
    • Dị ứng, dị ứng theo mùa
    • Viêm xoang mạn tính
    • Viêm phế quản
    Thông thường việc chẩn đoán viêm đường hô hấp trên được thực hiện dựa trên đánh giá về triệu chứng, thăm khám lâm sàng, và đôi khi là một số xét nghiệm. Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ sưng và đỏ niêm mạc mũi và họng, đánh giá mức độ phì đại của amidan và các hạch bạch huyết xung quanh cổ và đầu, mức độ đỏ mắt liên quan đến viêm xoang.

    Các biện pháp điều trị bệnh Viêm đường hô hấp trên
    Đa số các trường hợp viêm đường hô hấp trên là do virus vì vậy không cần có những biện pháp điều trị cụ thể. Người bệnh có thể tự điều trị triệu chứng ở nhà mà không cần thăm khám bác sĩ hoặc sử dụng thuốc.

    Nghỉ ngơi là một bước quan trọng trong điều trị nhiễm trùng hô hấp trên. Các hoạt động thường xuyên nên duy trì ở mức dung nạp được, không quá sức. Cần uống nước nhiều để bù lại lượng nước mất đi do chảy nước mũi, sốt và ăn uống kém do viêm đường hô hấp trên. Cần điều trị triệu chứng cho đến lúc tình trạng nhiễm trùng được giải quyết dứt điểm. Một số các thuốc điều trị triệu chứng:

    • Paracetamol, ibuprofen: thuốc hạ sốt
    • Các thuốc kháng histamin để giảm tiết và nghẹt mũi
    • Thuốc điều trị ho như dextromethorphan, guaifenesin, codein
    • Steroids như dexamethasone, prednisolone dùng để giảm viêm và phù nề đường hô hấp
    • Một số thuốc dùng thể thông mũi
    Kháng sinh được sử dụng trong một số trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên liên quan đến vi khuẩn. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh liên quan đến một số tác dụng không mong muốn và có thể thúc đẩy đề kháng kháng sinh và nhiễm khuẩn thứ phát, nên kháng sinh cần được sử dụng thận trọng theo chỉ định của bác sĩ.

    Nguồn: Vinmec
     
  2. mdb92661

    mdb92661 Member

    Hiện tại, hai răng cửa của em bị thưa, em nghe mọi người nói răng thưa thì đi bọc sứ lại thì răng sẽ đều. Vậy bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền, có đau không vậy thưa bác sĩ? Bác sĩ có thể tư vấn giúp em được không ạ? Em cảm ơn Bác sĩ.

    [​IMG]

    Trả lời:
    Chào bạn Thư!
    Cám ơn bạn đã tin tưởng và gởi thắc mắc ” bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền? đến nha khoa chúng tôi. Câu hỏi của bạn sẽ được chuyên gia của Nha khoa Sunshine giải đáp ngay dưới đây.

    Bọc răng sứ thẩm mỹ là gì?

    Vậy bọc răng sứ là gì? Là một thủ thuật nha khoa để khắc phục các khuyết điểm không mong muốn về ngoại hình răng như răng bị gãy mẻ, răng thưa, răng không đều màu và sậm màu. Với thủ thuật này, bác sỹ sẽ mài đi một phần răng của bạn và dùng một mão sứ bọc lại phần cùi răng.
    Sau khi gắn mão sứ, những khuyết điểm về hình dáng răng sẽ được khắc phục nhanh chóng.Trong suốt quá trình thực hiện mài răng và gắng răng sứ, bạn sẽ được gây tê nên không cảm thấy đau. Và quá trình bọc răng sứ phục hình thẩm mỹ răng diễn ra nhanh chóng, bạn sẽ không phải đến nha khoa nhiều lần.

    [​IMG]

    Các loại răng sứ đang được sử dụng phổ biến hiện nay

    Răng sứ toàn sứ
    Được chế tạo từ sứ nguyên khối, đáp ứng tốt nhu cầu thẩm mỹ nhờ màu sắc giống như răng thật, ít biến đổi màu sắc theo thời gian, thời gian bảo hành lên đến 10 năm.

    Răng sứ sinh học
    Được chế tạo bằng chất liệu tương thích với cơ thể. Ưu điểm của loại răng sứ này là tỉ lệ mài răng ít, có thể thực hiện trong ngày, phù hợp cho những người bận rộn.

    Miếng dán sứ Veneer
    Có bề dày siêu mỏng, chỉ bằng móng tay, giúp phục hồi thẩm mỹ răng tốt, phù hợp với các răng phía trước, dễ nhìn thấy.
    Răng sứ titan và răng sứ kim loại

    Được cấu tạo bởi lớp mão sứ bên ngoài và sườn kim loại hoặc titan bên trong. Loại răng sứ này có ưu điểm giá rẻ, tuy nhiên có thể bị đen viền nướu sau một thời gian dài sử dụng.

    Quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ được tiến hành như thế nào?
    Bọc răng sứ được tiến hành theo một quy trình tiêu chuẩn Y tế với các bước nghiêm ngặt được kiểm soát bởi những Bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thăm khám và tư vấn
    Bác sỹ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám tình trạng răng miệng một cách tổng quan để xác định loại răng sứ và phương pháp bọc sứ phù hợp. Nếu cần thiết, Bác sỹ sẽ chỉ định chụp phim X- quang để kiểm tra kĩ càng hơn những chiếc răng cần bọc, để đảm bảo an toàn và chất lượng răng bọc sứ.

    Mài cùi
    Sau khi kiểm tra và xác nhận răng của bạn có thể tiến hành bọc răng sứ, Bác sỹ sẽ mài cùi răng và lấy dấu răng để chế tạo răng sứ. Thao tác mài cùi răng được tính toán kỹ lưỡng để tránh tình trạng cùi răng bị lấy đi quá nhiều hoặc quá ít khiến răng sứ sau khi bọc lên bị kênh hay cộm cấn khó chịu. Trước khi mài cùi răng, bạn sẽ được gây tê cục bộ giúp hạn chế cảm giác khó chịu hoặc ê nhức trong suốt quá trình mài cùi.

    Mài cùi và chế tạo răng sứ
    Hiện nay, tại Nha khoa Sunshine đang áp dụng hệ thống phục hình CAD/CAM, Bác sỹ có thể thực hiện lấy dấu hàm của bệnh nhân nhanh chóng và chính xác. Máy tính sẽ tự động điều chỉnh khớp cắn và điểm chạm một cách chuẩn xác, nên quá trình chế tạo răng sứ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.

    Thử sườn và đắp sứ
    Bác sỹ sẽ tiến hành thử sứ thô trên răng thật để kiểm tra màu sắc, tính thẩm mỹ và hình dáng răng có hài hòa với khuôn hàm hay không và điều chỉnh lại nếu thấy cần thiết.

    Kiểm tra khớp cắn lần cuối
    Sau khi bọc sứ, bác sỹ sẽ kiểm tra cường độ lực, thời gian răng chịu lực cũng như độ cân bằng chịu lực giữa các răng và gắn bọc sứ cố định lên răng, hoàn tất quy trình bọc răng sứ.

    Trường hơp của bạn bị thưa răng cửa có thể đến nha khoa để bác sỹ khám và tư vấn để bọc răng sứ. Tùy vào tình trạng răng của bạn, bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên thích hợp.
     
  3. mdb92661

    mdb92661 Member

    Hiện tại, hai răng cửa của em bị thưa, em nghe mọi người nói răng thưa thì đi bọc sứ lại thì răng sẽ đều. Vậy bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền, có đau không vậy thưa bác sĩ? Bác sĩ có thể tư vấn giúp em được không ạ? Em cảm ơn Bác sĩ.

    [​IMG]

    Trả lời:
    Chào bạn Thư!
    Cám ơn bạn đã tin tưởng và gởi thắc mắc ” bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền? đến nha khoa chúng tôi. Câu hỏi của bạn sẽ được chuyên gia của Nha khoa Sunshine giải đáp ngay dưới đây.

    Bọc răng sứ thẩm mỹ là gì?

    Vậy bọc răng sứ là gì? Là một thủ thuật nha khoa để khắc phục các khuyết điểm không mong muốn về ngoại hình răng như răng bị gãy mẻ, răng thưa, răng không đều màu và sậm màu. Với thủ thuật này, bác sỹ sẽ mài đi một phần răng của bạn và dùng một mão sứ bọc lại phần cùi răng.
    Sau khi gắn mão sứ, những khuyết điểm về hình dáng răng sẽ được khắc phục nhanh chóng.Trong suốt quá trình thực hiện mài răng và gắng răng sứ, bạn sẽ được gây tê nên không cảm thấy đau. Và quá trình bọc răng sứ phục hình thẩm mỹ răng diễn ra nhanh chóng, bạn sẽ không phải đến nha khoa nhiều lần.

    [​IMG]

    Các loại răng sứ đang được sử dụng phổ biến hiện nay

    Răng sứ toàn sứ
    Được chế tạo từ sứ nguyên khối, đáp ứng tốt nhu cầu thẩm mỹ nhờ màu sắc giống như răng thật, ít biến đổi màu sắc theo thời gian, thời gian bảo hành lên đến 10 năm.

    Răng sứ sinh học
    Được chế tạo bằng chất liệu tương thích với cơ thể. Ưu điểm của loại răng sứ này là tỉ lệ mài răng ít, có thể thực hiện trong ngày, phù hợp cho những người bận rộn.

    Miếng dán sứ Veneer
    Có bề dày siêu mỏng, chỉ bằng móng tay, giúp phục hồi thẩm mỹ răng tốt, phù hợp với các răng phía trước, dễ nhìn thấy.


    Được cấu tạo bởi lớp mão sứ bên ngoài và sườn kim loại hoặc titan bên trong. Loại răng sứ này có ưu điểm giá rẻ, tuy nhiên có thể bị đen viền nướu sau một thời gian dài sử dụng.

    Quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ được tiến hành như thế nào?
    Bọc răng sứ được tiến hành theo một quy trình tiêu chuẩn Y tế với các bước nghiêm ngặt được kiểm soát bởi những Bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thăm khám và tư vấn
    Bác sỹ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám tình trạng răng miệng một cách tổng quan để xác định loại răng sứ và phương pháp bọc sứ phù hợp. Nếu cần thiết, Bác sỹ sẽ chỉ định chụp phim X- quang để kiểm tra kĩ càng hơn những chiếc răng cần bọc, để đảm bảo an toàn và chất lượng răng bọc sứ.

    Mài cùi
    Sau khi kiểm tra và xác nhận răng của bạn có thể tiến hành bọc răng sứ, Bác sỹ sẽ mài cùi răng và lấy dấu răng để chế tạo răng sứ. Thao tác mài cùi răng được tính toán kỹ lưỡng để tránh tình trạng cùi răng bị lấy đi quá nhiều hoặc quá ít khiến răng sứ sau khi bọc lên bị kênh hay cộm cấn khó chịu. Trước khi mài cùi răng, bạn sẽ được gây tê cục bộ giúp hạn chế cảm giác khó chịu hoặc ê nhức trong suốt quá trình mài cùi.

    Mài cùi và chế tạo răng sứ
    Hiện nay, tại Nha khoa Sunshine đang áp dụng hệ thống phục hình CAD/CAM, Bác sỹ có thể thực hiện lấy dấu hàm của bệnh nhân nhanh chóng và chính xác. Máy tính sẽ tự động điều chỉnh khớp cắn và điểm chạm một cách chuẩn xác, nên quá trình chế tạo răng sứ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.

    Thử sườn và đắp sứ
    Bác sỹ sẽ tiến hành thử sứ thô trên răng thật để kiểm tra màu sắc, tính thẩm mỹ và hình dáng răng có hài hòa với khuôn hàm hay không và điều chỉnh lại nếu thấy cần thiết.

    Kiểm tra khớp cắn lần cuối
    Sau khi bọc sứ, bác sỹ sẽ kiểm tra cường độ lực, thời gian răng chịu lực cũng như độ cân bằng chịu lực giữa các răng và gắn bọc sứ cố định lên răng, hoàn tất quy trình bọc răng sứ.

    Trường hơp của bạn bị thưa răng cửa có thể đến nha khoa để bác sỹ khám và tư vấn để bọc răng sứ. Tùy vào tình trạng răng của bạn, bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên thích hợp.
     

Chia sẻ trang này