Béo phì trẻ em có các biến chứng cho thể chất, tâm lý, xã hội của trẻ: Các biến chứng về thể chất Đái tháo đường tuýp 2: là bệnh mãn tính ảnh hưởng tới sự hấp thụ đường( glucose) của cơ thể trẻ. Béo phì, lối sống thụ động làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2. Hội chứng chuyển hóa: một tình trạng khiến trẻ dễ mắc bệnh tim, đái tháo đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Hội chứng này bao gồm cao huyết áp, đường huyết cao, mỡ máu cao và tăng tích tụ mỡ vùng bụng. Mỡ máu cao và cao huyết áp: một chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng có thể khiến trẻ có 1 trong 2 hoặc cả 2 tình trạng trên. Chúng có thể góp phần hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Những mảng này có thể khiến các động mạch bị hẹp và cứng, dễ dẫn tới nhồi máu tim hay choáng tim ngay sau đó. Hen suyễn: những trẻ có thừa cân hay béo phì có thể có hen suyễn. Bất thường lúc ngủ: ngưng thở khi ngủ là một bất thường nghiêm trọng. Những trẻ có tình trạng này sẽ có các cơn ngừng thở trong một khoảng thời gian, sau đó thở trở lại xen kẽ trong suốt giấc ngủ. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: là một bệnh thường không có triệu chứng, gây tích tụ mỡ ở gan. Bệnh này có thể gây sẹo và hủy hoại gan. Các biến chứng về cảm xúc và xã hội: Thiếu tự tin và dễ bị bắt nạt: trẻ em thường thích trêu chọc hay bắt nạt những bạn quá cân là những trẻ ù lì và dễ mắc trầm cảm. Gặp rắc rối trong hành vi và học tập: những trẻ thừa cân có xu hướng lo âu nhiều và yếu kém kỹ năng xã hội hơn những trẻ có cân nặng bình thường, những vấn đề này làm những trẻ thừa cân phá phách trong lớp học theo một xu hướng cực đoan, hoặc tự kỷ rút lui vào thế giới riêng của chúng. Chứng trầm cảm: thiếu tự tin có thể tạo cảm giác tuyệt vọng, có thể dẫn đến trầm cảm ở những trẻ béo phì. trường mầm non quốc tế