Bỏ ngữ pháp đi, thay vào đó, hãy dạy trẻ kể chuyện Viết các câu chuyện là một kỹ năng vô cùng quan trọng với cuộc sống. Trẻ sẽ hưởng lợi nếu được dạy cách kể chuyện chứ không phải luyện đi luyện lại ngữ pháp. Đây là quan điểm của phóng viên kiêm nhà văn Tim Lott đăng treen tờ The Guardian. Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, luyện thi vào 10 , lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6) Một bài báo mới đây trên tạp chí Times đã trích dẫn lời một giáo viên cấp 2, than thở chuyện học sinh lớp 6 chuyển lên lớp 7 của cô không còn biết cách kể chuyện nữa. “Các em biết trạng ngữ đứng đầu câu là gì, làm thế nào để nhận biết một mệnh đề nội tại và thậm chí giới từ là gì. Nhưng khi tôi giao bài tập viết một câu chuyện, các em chịu thua”, cô giáo chia sẻ. Thực tế là dạy trẻ kể chuyện không được coi trọng khiến tôi cảm thấy rất nản lòng. Không chỉ bởi nó ít coi trọng hay không tập trung đủ vào sức sáng tạo của trẻ em. Mà còn kể chuyện không đơn thuần là một nghệ thuật – đó là một kỹ năng thiết yếu cho cuộc sống và giao thương. Các chính trị gia hiểu rõ điều này hơn bất cứ ai. “Hãy bầu cho chúng tôi và quốc gia sẽ vững mạnh, ổn định” là gì nếu không phải một câu chuyện? Hay “Làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại”, cũng vì lý do tương tự. Mọi thứ tạo nên bởi ngôn từ đều là một câu chuyện. Từ những câu chuyện chúng ta tự kể cho mình tới những câu chuyện chúng ta xem trên tivi hay luận phiếm bên bàn nước cùng đồng nghiệp. Tình trạng e ngại khi dạy trẻ kể chuyện, viết truyện là bởi một hiểu lầm cơ bản. Tôi không phải người phản đối hoàn toàn các thước đo (kiểm tra, điểm số…), ngay cả trong viết sáng tạo. Bởi vì vấn đề đâu chỉ là bịa ra mọi thứ (mặc dù có những người làm việc này một cách bản năng, giống một số người hiểu ngữ pháp một cách bản năng vậy). Điều mọi người ở cả hai phe quan điểm có vẻ đang bỏ lỡ chính là: kể chuyện có thể được dạy, có thể được kiểm tra. Tôi biết điều đó. Bởi tôi đã dạy như vậy – từ cơ bản cho trình độ người trưởng thành. Người ta nói trẻ em là những người kể chuyện bẩm sinh. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng, không đúng hơn chút. Đúng hơn phải là trẻ không phải những người kể chuyện giỏi bẩm sinh. Phần lớn các câu chuyện do trẻ em kể, mặc dù thật quyến rũ, lại thường nhàm chán. Bởi chúng chỉ là sự kiện này tiếp nối sự kiện khác, mà không có sự kết nối. Nói cách khác, chúng không có ý nghĩa hay không có đường hướng, nguyên nhân – kết quả hay điểm nhấn. Với những câu chuyện hay, có thể ứng dụng một chuỗi các quy tắc đo đếm được. Chúng ta không nên hỏi trẻ về trạng ngữ đầu câu. Hãy hỏi trẻ về cấu trúc hành động, hành trình nội tâm của nhân vật, phẩm chất của nhân vật chính diện/phản diện… Sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói ngoài đời và hội thoại tưởng tượng là gì? Điều gì tạo nên một sự kiện kịch tính? Danh sách vẫn còn dài, dài nữa. Kỹ năng (không phải tài năng) kể chuyện có thể được dạy, được kiểm tra theo đúng cách ta làm với ngữ pháp. Như vậy sẽ giá trị hơn nhiều so với việc lặp đi lặp lại các từ loại. Kể chuyện theo cách của mình có thể phức tạp như âm nhạc hay toán học. Thực tế là chúng ta không thực sự hiểu kỹ năng này – hay ít ra biết được, nó là một kỹ năng – một phần bởi ý tưởng lãng mạn về “cảm hứng” do các nhà văn và bất cứ ai thêu dệt nên. Nó có thể được dạy (tới một điểm nào đó) trong các cấp độ viết sáng tạo. Nhưng nó cũng có thể đủ đơn giản hoá để dạy cho cả trẻ em. Kể chuyện là một môn học thú vị và kết quả gặt hái được sẽ thật lớn lao. Đưa kể chuyện vào chương trình học, chúng ta có thể đón nhận kết thúc có hậu cho thứ mà đến nay vẫn là câu chuyện buồn. Theo The Guardian