Cách mới giúp trẻ hứng thú đọc sách và đọc tốt hơn Với một số trẻ, đọc có thể là thử thách không nhỏ. Và chắc chắn là như vậy, bởi đọc sách đòi hỏi phải huy động mọi loại quá trình thần kinh phức tạp. Làm sao để cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ rèn kỹ năng đọc mà không gây thêm áp lực cho con? Trung tâm luyện thi toán Edusmart tổng hợp Edusmart mở các lớp học thêm toán từ lớp 6-12 các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11 , học thêm toán 10, luyện thi vào 10 , học thêm toán 9, học thêm toán 8, học thêm toán 7, học thêm toán 6. Cách dạy con dựa trên ưu điểm là hướng mới, hiệu quả trong việc giúp bạn: nhận ra điểm mạnh của con từ đó, tìm kiếm cơ hội tự nhiên để phát huy điểm mạnh đó. Điểm mạnh, thế mạnh không chỉ là thứ mà con bạn giỏi. Các nhà tâm lý học định nghĩa điểm mạnh là thứ mà trẻ: làm tốt (thể hiện tốt) làm một cách vui vẻ (với nguồn năng lượng cao) và làm thường xuyên (sử dụng nhiều) Điểm mạnh có thể là: những kỹ năng như khoa học, nghệ thuật, bóng đá đặc điểm tính cách: kiên trì, bền bỉ, tò mò, tinh thần cạnh tranh, phấn đấu Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, giúp trẻ hoạt động theo điểm mạnh của mình có tác dụng: bồi dưỡng ý chí kiên cường bồi đắp tinh thần lạc quan học tốt hơn ở trường đối mặt hiệu quả với áp lực trong tình bạn và còn nhiều điều nữa… Tại sao trẻ có thể tận hưởng những lợi ích này nếu bạn dạy con dựa trên điểm mạnh của trẻ? Bởi thế mạnh, ưu điểm đến với chúng ta một cách tự nhiên nên chúng khiến ta cảm thấy tràn đầy năng lượng. Khi đó, không còn cảm giác mệt mỏi như khi chúng ta phải nỗ lực, nỗ lực để cải thiện điểm yếu, hạn chế của mình (ở đây là kỹ năng đọc sách). Chúng ta cảm thấy tự tin nhất, có động lực nhất khi tận dụng thế mạnh. Đó là lý do tại sao dạy con cách tận dụng điểm mạnh để cải thiện điểm yếu lại giúp con thêm mạnh mẽ khi đối mặt khó khăn. 4 cách dạy con dựa trên điểm mạnh, để con chinh phục kỹ năng đọc sách và những thử thách đọc khác 1 Giúp trẻ hoà mình vào những cảm xúc chán nản và cách trẻ tự nghĩ về mình Con có cảm giác thế nào khi mở cuốn sách hay gặp những gì không hiểu nghĩa? Nếu con nói: “Con thật ngu ngốc mẹ ạ” hay “Con sẽ không bao giờ hiểu được thứ này đâu”, hãy hỏi con: “Con có nghĩa những suy nghĩ này giúp ích cho con không? Liệu chúng có thật không?”. 2 Trò chuyện với con về điểm mạnh mà con có thể áp dụng vào tình huống cụ thể, nhờ đó, thay đổi được cách con tự nghĩ về bản thân. Hãy giúp con nhận diện điểm mạnh và từ đó, chuyển hướng các suy nghĩ tích cực trong con. Ví dụ, bạn có thể nói với con: “Đọc sách không phải lúc nào cũng dễ dàng với mẹ đâu. Nhưng mẹ biết mẹ không bao giờ bỏ cuộc và có thể hoàn thành việc đọc. Mẹ rất tò mò và có thể học những điều mới. Mẹ có thể nhờ cậy sự giúp đỡ từ bố mẹ của mẹ và thầy cô giáo nữa. Có rất nhiều thứ khác mẹ giỏi, như bóng rổ, xếp hình, kết bạn này”. 3 Khen ngợi con dựa trên điểm mạnh của con Đây là lời khen ngợi thể hiện: sự ghi nhận hành động của con (việc trẻ làm đã thành công, từ đó, trẻ có thể tiếp tục thành công) và ghi nhận điểm mạnh của con (những thế mạnh trẻ có đã giúp trẻ hoàn thành công việc) Ví dụ, bạn có thể nói với con: “Con đã sử dụng sự kiên trì (điểm mạnh) để đọc một vài trang sách mới mỗi tối cho tới khi hoàn thành (hành động), ngay cả khi con thấy mệt và muốn chơi game”. Hoặc “Con đã vận dụng khả năng cạnh tranh, thi đua (điểm mạnh) để hoàn thành nhiệm vụ đọc sách này (hành động). Con làm tốt lắm”. 4 Thực hành nhận biết điểm mạnh Đọc sách cùng con là cách tuyệt vời để thực hành việc này. Hãy nói với con về những điểm mạnh mà bạn nhận thấy ở nhân vật trong sách. Đó có phải là ví dụ về lòng dũng cảm, trí tò mò, sự tử tế, khiếu hài hước hay không? Bạn cũng có thể thực hành nhận biết một điểm mạnh của con mỗi tuần và trò chuyện với con về điểm mạnh đó. Những hoạt động này sẽ củng cố kỹ năng nhận diện điểm mạnh/ưu điểm của gia đình theo cách vui vẻ, ít áp lực. Sau đó, bạn có thể gợi ý con vẽ về thế mạnh của mình. Theo Read Brightly