Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thảo dược

Thảo luận trong 'Cấp cứu - chống độc' bắt đầu bởi saletudo, 21/9/17.

  1. saletudo

    saletudo New Member

    Ngộ độc thảo dược ở trẻ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân trong đó phổ biến nhất là do thảo dược chưa chuẩn hóa hay không rõ nguồn gốc được sử dụng tràn lan. Vậy đâu là cách phòng ngừa và xử lý khi trẻ bị ngộ độc thảo dược?

    benh-huyet-ap-o-tre-em.jpg

    Các chất độc trong thảo dược chưa chuẩn hóa

    Thảo dược từ khâu được nuôi trồng, thu hái, chế biến, bảo quản… nếu không đảm bảo tiêu chuẩn rất dễ chứa các loại độc tố sau đây:

    Chì: gây độc trên máu, trên thần kinh, tim mạch, xương khớp, thị giác…

    Kim loại nặng khác: Các kim loại nặng khác thường gặp gây ngộ độc trong thảo dược là Asen, Thủy ngân cũng gây độc trên nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh.

    Vi khuẩn có hại: một số chủng E. Coli gây hại đường ruột, gây ngộ độc cấp tính, tiêu chảy cấp, nôn ói nếu thảo dược không được bảo quản theo tiêu chuẩn.

    Độc tố nấm mốc: độc tố nấm mốc Aflatoxin có thể gây độc trên ruột, Mycotoxin gây ung thư. Đặc biệt với khí hậu nóng ẩm như tại Việt Nam, tình trạng trên không thể coi nhẹ.

    Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Đây là vấn đề nan giải tồn tại trong hầu hết các loại thảo dược chưa chuẩn hóa. Trong quá trình nuôi trồng thảo dược, nhà sản xuất chạy theo sản lượng, giảm giá thành và sử dụng các loại chất bảo vệ thực vật có thể gây độc cho cơ thể nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

    Ngộ độc Cấp tính và ngộ độc Mạn tính

    Theo DS. Nguyễn Bá Nghĩa, đại diện của Pharmalife Research, hãng chuyên cung cấp sản phẩm thảo dược chuẩn hóa châu Âu của Italia tại Việt Nam, ngộ độc thảo dược có thể xảy ra dưới hai dạng: ngộ độc cấp tính và ngộ độc mạn tính.

    Ngộ độc cấp tính: có biểu hiện rõ rệt, ồ ạt thường xảy ra do nồng độ độc tố trong sản phẩm sử dụng quá cao so với ngưỡng cho phép. Một số biểu hiện ngộ độc thảo dược cấp tính như: thở gấp, lờ mờ, mệt mỏi, tiêu chảy cấp, nôn mửa… Những trường hợp ngộ độc cấp tính, nhất là với trẻ em bắt buộc phải nhập viện, khoa cấp cứu chống độc để xử lý càng sớm càng tốt.

    Ngộ độc mạn tính: trường hợp dư lượng độc tố trong các chế phẩm có cao hơn ngưỡng cho phép nhưng chưa tới ngưỡng gây độc cấp tính thường gây ra ngộ độc trường diễn, hay còn gọi là ngộ độc mạn tính. Bản thân cơ thể có cơ chế để thải độc ra ngoài, tuy nhiên, nếu hàng ngày bổ sung độc tố từ nhiều nguồn khác nhau, cơ thể không đào thải kịp độc tố, khi đó các độc tố này tích lũy sẽ dần dần gây ảnh hưởng tới những bộ phận khác nhau trong cơ thể. Độc tố tích lũy tại gan gây suy giảm chức năng gan, độc tố nấm mốc Aflatoxin và Mycotoxin có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bình thường nếu tích lũy lâu dài thậm chí gây ung thư…

    Tóm lại với tình trạng ngộ độc cấp tính của trẻ khi sử dụng thảo dược, thường sẽ được xử lý triệt để nếu được cấp cứu kịp thời tại khoa cấp cứu. Tuy nhiên, đa số các trường hợp ngộ độc mạn tính âm thầm tiến triển thành bệnh lý mà không thể kiểm soát được, chỉ phát hiện khi bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Các loại thuốc giải độc tố khi sử dụng trong thời gian này đều không có tác dụng khôi phục lại những tổn thương do độc tố trong thảo dược không chuẩn hóa gây ra.

    Phòng bệnh hơn chữa bệnh

    Có một nguyên tắc cơ bản trong xử lý ngộ độc thảo dược ở trẻ là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể ngăn chặn được ngộ độc cấp tính và mạn tính ở trẻ nhỏ nếu cho trẻ sử dụng thảo dược theo lời khuyên của chuyên gia. Sau đây là 5 lời khuyên của chuyên gia dành cho các phụ huynh thường xuyên sử dụng thảo dược trong chăm sóc sức khỏe bé hàng ngày:

    1) Chỉ sử dụng các sản phẩm thảo dược chuẩn hóa đã có kiểm nghiệm về hoạt chất chính, dư lượng độc tố ở ngưỡng cao nhất. Trẻ càng nhỏ, tiêu chuẩn càng yêu cầu cao.

    2) Chỉ sử dụng các sản phẩm thảo dược đã được chọn lọc, kiểm soát sinh học kỹ càng từ các nhà cung cấp uy tín trên thế giới.

    3) Đối với các sản phẩm thảo dược đăng ký dạng thực phẩm chức năng (trên thế giới) hay dạng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (tại Việt Nam) xuất xứ từ châu Âu và Hoa Kỳ cần lưu ý lựa chọn các nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, tốt nhất là cGMP – FDA Hoa Kỳ bởi chúng được kiểm duyệt khắt khe từ đơn vị cấp chứng chỉ GMP, không phải do nhà sản xuất tự kiểm nghiệm.

    4) Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các sản phẩm thảo dược không rõ nguồn gốc như các loại thuốc cam trên thị trường.

    5) Tham khảo ý kiến chuyên gia, dược sỹ, bác sỹ trước khi sử dụng và tới ngay cơ sở y tế nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng sản phẩm.


     
    Chỉnh sửa cuối: 21/9/17

Chia sẻ trang này