Cân điêu là gì và làm thế nào để tránh rơi vào tình huống trên Sự ra đời của chiếc cân đã mang lại những lợi ích, thuận tiện cho việc giao thương mua bán hàng hóa nhưng mặt trái về cua hang ban can dien tu tai tphcmcân điêu, cân không chính xác thì cũng tồn tại song hành. Vào những ngày cuối năm, cận kề những ngày Tết khi sức mua hàng hóa càng tăng thì vấn nạn cân điêu lại càng trở nên nóng hổi. Thật bất bình khi cân bàn điện tử 300kg chúng ta bỏ ra một khoản chi phí để mua hàng hóa nào đó nhưng nhận được giá trị không tương xứng với số tiền bỏ ra. Làm cân điêu thật đơn giản Từ lời giới thiệu của dân buôn quen biết, với chi phí 50.000 đồng chúng ta có thể độ lại chiếc cân đồng hồ có sai số từ 100 gram lên đến 200 gram. Qua tìm hiểu có một số cơ sở độ cân nằm trên phố Thuốc Bắc, Hà Huy Tập( gần ga Yên Viên) và trên đường Cầu Diễn (Nam Từ Liêm). Vào vai người muốn “độ” lại cân, mang theo chiếc cân đồng hồ 10kg tìm đến của hàng bán cân C.Đ.T tại đường Hà Huy Tập, Hà Nội nhờ “độ”. Theo chân chủ cửa hàng đi vào phía sau nhà và nói rằng để tránh cơ quan chức năng phát hiển xử lý. Ông chủ cửa hàng C.Đ.T nói:” mỗi kilogam em nên chênh khoảng 100gram đến 200gram thôi, nếu nhiều quá dễ bị lộ vì càng cân nhiều mình sẽ càng ăn được nhiều”, không để chờ lâu anh chủ cho dẫn chứng luôn :” ví dụ nhé, mỗi kilogam em lợi 100gram thì 10 kilogam em đã bỏ túi 1 kilogam rồi, em làm thì đặt cân ở đây chiều quay lại lấy”. Vừi nói anh chủ vừa lấy giấy bút ghi vào giấy biên nhận mà chưa cần sự đồng ý của khách. Cuối buổi chiều quay lại, anh chủ đưa ra quả cân chuẩn 2kg đặt lên cân thì cân đồng hồ đã “độ” hiển thị gần 2,4 kilogam. Vậy là chiếc cân đồng hồ đã lệch so với quả chuẩn gần 400 gram và thích hợp cho một chiếc cân dùng để bán hàng. Thấy khách còn lưỡng lự anh chủ thêm luôn “ nếu em muốn chỉnh bao nhiêu anh cũng chỉnh được, nhưng ăn ít thôi cho đỡ bị nghi ngờ”. Do hiểu được tâm lý của khách hàng nên anh chủ cũng chỉ độ theo mức phổ biến là 150 gram cho 1 kilogam hàng hóa. Rời cửa hàng bán cân tại Hà Huy Tập chúng tôi mang chiếc cân đồng hồ tới một của hàng bán cân và độ khác trên phố Thuốc Bắc. Vẫn với thái độ niềm nở của chủ cửa hàng Q chúng tôi đặt vấn đề luôn về chiếc cân với mục đích mua hàng. Vừa lúc có khách hàng đến để “độ” cân anh chủ tiếp lời “ anh thấy đấy, dân buôn bán giờ chả được lời lãi bao nhiêu, chỉ cần bỏ ra chút chi phí mà lợi nhuận mang lại không hề nhỏ”. Với chiếc cân đồng hồ của khách, chưa đầy 15 phút anh chủ đã “tiểu phẫu” xong từ đủ 200 gram thành thiếu 200gram. Gật gù trước khả năng cảu anh chủ, anh nòi thêm” khách hàng mang cân đến làm đa phần là cân đồng hồ, cân cơ vì chỉ cần tác động lên bộ phận lò xo là xong, cân điện tử cũng làm được nhưng khó làm hơn vì dễ gây hỏng hóc và ẩm sau khi “tiểu phẫu” vì thế dân buôn ít dung và mang đến đa phần là cân đồng hồ”. Theo tìm hiểu thì tại các chợ đều có các chuyên gia phục vụ dân buôn “độ” cân. Thường các chuyên gia thường nhận “độ” lại cân và giao hàng lại sau vài ngày vào các buổi trưa với chi phí là 60.000 đồng. Cân điêu, móc túi người tiêu dùng Một lần đi chợ đầu mối Kim Ngưu mua hoa quả,chị Trần Huyền Trang, ở Hoàng Mai, hỏi mua Cam canh thì được “chào” giá 60 nghìn đồng một cân. Mặc dù biết bị đắt, nhưng đang cần mua quả ngon để đi biếu nên chị mặc cả: “Em sẽ không mặc cả, nhưng chị cân đúng và chọn 5 kilogam ngon giúp em nhé”. Biết vớ được khách dễ tính nên cô bán hàng vui vẻ lôi từ sau thùng hàng ra một cái cân khác, đon đả nói: “Với em thì chị dùng cái cân này mới đúng, đấy em xem, 5 kilogam chuẩn nhé”. Mua bán xong, cô bán hàng còn dặn chị lần sau nhớ quay lại mua nhưng chị Trang cũng xin cạch không có lần thứ 2. Qua quan sát thì những người bán hoa quả ven đường và bán dạo thường có hai chiếc cân khác nhau. Một chiếc dùng để cân khi họ mua hàng và một chiếc dùng để cân khi bán hàng. Đối với những khách hàng qua đường, phần lớn là họ sẽ cân thiếu từ 200 gram- 400 gram tùy theo số lượng mua, đặc biệt đối với những loại hoa quả đắt tiền. Cách cân của họ cũng rất khéo khiến người mua không nhận ra, còn đối với những người tinh mắt, có thể họ sẽ dùng cái cân “chuẩn”, tức là cân khi mua hàng để cân. Trước đây, để đối phó với tình trạng cân điêu, ban quản lý các chợ lớn tại Hà Nội từng có phong trào lắp đặt cân đối chứng để khách hàng kiểm tra. Tuy nhiên, hiện nay ở một số khu chợ hầu như không một cái cân đối chứng nào còn tồn tại, nếu có cũng đã gỉ sét hoặc phục vụ vào mục đích khác. Thậm chí, rất ít người biết đến cái cân này, hoặc có biết cũng không nhiều người kỳ công mang hàng ra cân lại.. Tuy nhiên ở các khu chợ hiện nay khảo sát tại các chợ như chợ Xanh, các khu chợ đầu mối, chợ Khương Đình… hầu như không một cái cân đối chứng nào còn tồn tại, nếu có cũng đã rỉ sét hoặc phục vụ vào mục đích khác. Nguyên nhân là ít người biết đến cái cân này, hoặc có biết cũng không nhiều người kỳ công vác hàng ra cân lại. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Đo lường có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2012 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên cho đến nay vẫn xuất hiện tràn lan nhiều cửa hàng “độ” cân với nhiều chiêu thức tinh vi, người tiêu dùng vẫn bị móc túi hằng ngày vì những cửa hàng “độ” cân và những hành vi buôn gian bán lận của dân buôn. Người tiêu dùng nên tự bảo vệ mình Việc “độ” lại cân đa phần được thực hiện trên dòng cân đồng hồ phục vụ cho việc mua hoặc bán của dân buôn. Vậy nên người tiêu dùng nên sắm cho mình chiếc cân điện tử đi chợ, cân điện tử xách tay để tiện cho việc mua, bán hàng hóa tránh mất tiền oan. Với chi phí chỉ khoảng 150.000 đồng người tiêu dùng đã có thể sắm cho mình chiếc cân ưng ý tiện dụng và chính xác. Cân điện tử đang được sử dụng rỗng rãi và đang là xu thế chung thay thế cho dòng cân đồng hồ, cân cơ truyền thống. Khi lựa chọn cân điện tử đi chợ nói riêng hoặc cân bàn điện tử, cân sàn điện tử người tiêu dùng nên lựa chọn các đơn vị uy tín, tin cậy có chế độ bảo hành rõ ràng.