Câu kỷ tử

Thảo luận trong 'Bệnh da liễu' bắt đầu bởi hongmint, 24/3/20.

  1. hongmint

    hongmint Active Member

    Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây kỷ tử
    Thành phần hóa học của cây kỷ tử
    Câu kỷ tử chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như vitamin, khoáng chất và axit amin… cụ thể:

    ♦ Các loại vitamin B1, B2, C

    ♦ Axit amin, Acid nicotinic, Betain, Polysaccharid, Amon Sunfat

    ♦ Các khoáng chất như: Sắt, canxi, photpho

    ♦ Carotene, Thiameme, B – Sitosterol, Riboflavin, Linoleic Acid

    Tác dụng dược lý của cây kỷ tử theo y học hiện đại
    Theo nhiều kết quả, tài liệu nghiên cứu của y học hiện đại, kỷ tử có các tác dụng dược lý sau:

    ♦ Điều tiết và cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể.

    ♦ Tăng cường khả năng hoạt động của hệ thống nội tiết khâu não – tuyến tiền liệt – tuyến thượng thận.

    ♦ Bảo vệ chức năng gan, đẩy nhanh tốc độ tái sinh của tế bào gan, ức chế quá trình lắng đọng mỡ trong gan.

    [​IMG]

    Kỷ tử có nhiều công dụng khác nhau giúp bảo vệ sức khỏe

    ♦ Điều chỉnh sự rối loạn lipid trong máu; cải thiện tình trạng hạ đường huyết, hạ huyết áp và giãn mạch.

    ♦ Làm chậm quá trình hình thành các mảng xơ vữa trong huyết quản.

    ♦ Đẩy nhanh tốc độ và khả năng tạo huyết của tủy xương.

    ♦ Chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa của các cơ quan trong cơ thể.

    ♦ Phòng chống phóng xạ, giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư bên trong cơ thể.

    Tác dụng dược lý của cây kỷ tử theo y học cổ truyền
    Còn theo y học cổ truyền, câu kỷ tử có những tác dụng như:

    Theo Bản Thảo Kinh Tập Chú: kỷ tử có tác dụng cường thịnh âm đạo, bổ ích tinh huyết.

    Theo Dược Tính Bản Thảo: kỷ tử có tác dụng bổ ích tinh bất túc, an thần, sáng mắt.

    Theo Bản Thảo Cương Mục: kỷ tử có tác dụng tư thận, nhuận phế

    Theo Bản Thảo Kinh Sơ: kỷ tử có tác dụng bổ thận, sinh tân, nhuận phế, ích khí.

    Theo Trung dược học: kỷ tử có tác dụng bổ can – thận, nhuận phế, minh mục, sinh tinh huyết.

    Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: kỷ tử có tác dụng tu dưỡng can thận.

    Theo y học cổ truyền, câu kỷ tử chủ trị:

    Theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược: Chứng âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, can thận âm hư, khái thấu, hư lao.

    Theo Trung Dược Học: Điều trị tiểu đường, di tinh, đau thắt lưng, chứng xây xẩm và chóng mặt do huyết hư.

    [​IMG]

    Liều dùng, cách dùng và các bài thuốc từ cây kỷ tử
    Liều dùng và cách dùng của kỷ tử
    Liều dùng: khoảng 8 – 20g

    Cách dùng: Có thể dùng độc lập, hoặc phối hợp kỷ tử với các vị thuốc khác.

    Lưu ý, không dùng câu kỷ tử cho các đối tượng sau:

    ♦ Người bệnh có tỳ vị thấp trệ, tỳ bị bị hư nhược, tiêu chảy kéo dài.

    ♦ Phụ nữ đang mang thai.

    [​IMG]

    Phụ nữ đang mang thai nên cân nhắc khi dùng kỷ tử

    Bài thuốc từ cây kỷ tử
    Bài thuốc trị sạm da, nám da từ cây kỷ tử

    Chuẩn bị: 3 cân sinh địa, 10 cân kỷ tử.

    Cách thực hiện: Nghiền nhuyễn các nguyên liệu trên thành bột và cho vào lọ thủy tinh. Khi dùng, lấy ra 1 muỗng dùng kèm với một ly nước ấm, dùng 3 lần/ ngày.

    Bài thuốc trị chứng chảy nước mắt do can hư

    Chuẩn bị: 960g câu kỷ tử

    Cách thực hiện: Cho dược liệu vào túi vải ngăm với rượu, đậy kín và ủ kĩ trong 21 ngày.

    Trị đau mắt đỏ, mắt bị mộng thịt từ kỷ tử

    Chuẩn bị: Câu kỷ tử

    Cách thực hiện: Giã kỷ tử lấy nước sau đó điểm lên khóe mắt, thực hiện khoảng 3 – 4 lần/ ngày.

    Trị sốt, can thận âm hư, ra mồ hôi trộm

    Chuẩn bị: Câu kỷ tử 12g, thục địa 16g, sơn dược 8g, phục linh 6g, cúc hoa, đơn bì

    Cách thực hiện: Nghiền nhuyễn các dược liệu trên thành bột. Dùng khoảng 12g/ ngày và chia thành 2 lần, dùng kèm với nước muối nhạt. Bài thuốc có tác dụng trị sốt về chiều, can thận âm hư, ra mồ hôi trộm, mờ mắt, đau mắt…

    Chữa suy nhược cơ thể vào mùa hè

    [​IMG]

    Bài thuốc từ kỷ tử hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau

    Chuẩn bị: Ngũ vị tử, câu kỷ tử

    Cách thực hiện: Nghiền nhuyễn các nguyên liệu trên pha với nước sôi, uống thay trà khi thuốc còn ấm.

    Trị viêm gan mạn tính, xơ gan do âm hư

    Chuẩn bị: Kỷ tử 12 – 24g, mạch môn 12g, đương qui 12g, sinh địa 24 – 40g, bắc sa sâm 12g, xuyên luyện tử 6g.

    Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nước và uống

    Trị thận hư, mỏi gối, đau lưng, di tinh, huyết trắng ra nhiều

    Chuẩn bị: Câu kỷ tử 160g, Sơn dược (đã sao) 160g, Quy bản (đã sao) 160g, Lộc giao (đã sao) 160g, Thỏ ty tử 160g, Sơn thù nhục 160g, Ngưu tất 120g, Thục địa 320g

    Cách thực hiện: Tán nhuyễn các dược liệu trên thành bột min làm hoàn. Mỗi ngày dùng 12 – 16g, dùng 2 – 3 lần/ ngày.

    Hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt

    Chuẩn bị: Câu kỷ tử 120g, Sơn thù 160g, Sơn dược 160g, Thục địa 320g, Cúc hoa 120g, Phục linh 80g, Đơn bì 80g.

    [​IMG]

    Kỷ tử kết hợp với các vị thuốc khác giúp hỗ trợ điều trị bệnh về mắt

    Cách thực hiện: Tán nhuyễn các dược liệu trên thành bột min làm hoàn. Mỗi ngày dùng 10 – 12g, dùng 2 – 3 lần/ ngày. Bài thuốc hỗ trợ điều trị hoa mắt, suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể, cườm mắt.

    Bổ thận, sinh tinh, nâng cao chất lượng tinh trùng

    Chuẩn bị: Câu kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, quy đầu 50g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 50g, nhục thung dung 100g, huỳnh tinh 100g, thục địa 100g, cốt toái bổ 40g, hắc táo nhân 40g, nhân sâm 40g, xuyên tục đoạn 40g, xuyên ngưu tất 40g, lộc giác giao 40g, đan sâm 40g, cam cúc hoa 30g, lộc nhung 20g, trần bì 20g, đại táo 30 quả.

    Cách thực hiện: Sắc tất cả các dược liệu trên với nước và uống.

    Dạ dày viêm teo mãn tính

    Chuẩn bị: Kỷ tử

    Cách thực hiện: Rửa sạch kỷ tử, sao khô, nghiền nát, đóng gói. Mỗi ngày lấy 20g uống và dùng khi bụng đói, 1 liệu trình là 2 tháng. Trong thời gian điều trị bằng kỷ tử thì ngưng dùng các loại thuốc khác.

    Lời khuyên khi điều trị bệnh bằng kỷ tử

    Theo các chuyên gia, bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết, việc sử dụng kỷ tử để điều trị bệnh cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn của các bài thuốc.

    Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro khi dùng kỷ tử, người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Đặc biệt, phụ nữ mang thai; người bệnh có tỳ vị thấp trệ, tỳ bị bị hư nhược, tiêu chảy kéo dài… không nên dùng kỷ tử.
     

Chia sẻ trang này