Có nhiều phương thuốc điều trị được phát hiện và sử dụng trong dân gian, trong đó có cây giao mà gần đây bà con rất quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về đặc điểm cũng như tác dụng của cây giao. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về loài cây này cũng như hiệu quả chữa trị bệnh viêm xoang, đau răng, đau khớp,… của nó xem thực hư thế nào. TÌM HIỂU VỀ CÂY GIAO Đặc điểm sinh học của cây giao Cây giao, tên gọi khác là san hô xanh, cành giao hay cây nọc rắn,… là một loại cây thuộc kiểu xương khô, họ thầu dầu, loại cây nhỡ. Cây có thể cao đến 4 – 8m, thân to bằng cổ tay, các cành mọc theo vòng với bên ngoài có hình trụ dài và màu lục. Lá của cây giao hẹp, dài 12 – 16cm, rộng khoảng 2mm, rụng sớm sau khi mọc. Hoa giao mọc theo cụm, có bao chung nhỏ, 5 tuyến hình bầu dục. Nhụy hoa có 3 vòi chẻ đôi, nhị nhiều. Quả giao có 3 mảnh lồi, ít lông, hạt thì có hình trái xoan nhẵn. Cây giao có thể được thu hái quanh năm, cây được dùng tươi hoặc phơi khô. Thành phần hóa học: cây có chứa thành phần chính là euphorbon, đó là một loại xeton được tách ra từ nhựa khô của cây giao. Trong khi đó nhựa tươi sẽ tách được isoeuphorol. Cây giao có tính mát, vị cay hơi chua, ngoài ra còn có tính độc. Tác dụng chữa bệnh của cây giao Theo các báo cáo nghiên cứu, cây giao có tác dụng thúc đẩy tuyến sữa, sát trùng, khu phong, tiêu viêm, giải độc,… Bên cạnh đó những công dụng điều trị của loại cây này còn được kể như sau: + Hỗ trợ điều trị đau khớp xương, bong gân tay chân + Chữa đau thần kinh, các bệnh hô hấp như hen suyễn + Điều trị táo bón, chữa viêm đầu ngón tay, chữa rắn cắn + Hỗ trợ cho mẹ sau sinh bị thiếu sữa, chữa nấm da, mụn cóc Đặc biệt nhiều người đã biết đến cách dùng cây giao chữa xoang và có được những kết quả tích cực. Bởi vậy cây giao rất được lòng người dân khi vận dụng vào các bài thuốc điều trị bệnh lý. CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CÂY GIAO Một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo với nguyên liệu là cây giao sẽ được kể sau đây. 1/ Cây giao dùng để chữa viêm xoang Thực hiện: + Rửa sạch 70gr cây giao mới cắt, còn nguyên mủ là tốt nhất + Để một ấm nấu nước nhỏ bằng kim loại hoặc sành sứ lên bếp đun sôi + Khi hơi xông ra nhiều thì vặn nhỏ bớt lửa lại + Dùng tờ giấy quấn thành 1 ống dài khoảng 50cm, đưa 1 đầu to vào vòi ấm, đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên Thời gian: Dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 25 phút, thực hiện cho đến khi hết bệnh. Lưu ý: Nếu bạn thực hiện bài thuốc chữa viêm xoang bằng cây giao thì nên nhớ là không để hơi nóng trực tiếp vào mặt ngay khi bắt đầu, hãy thử độ nóng cho an toàn. Đối với trẻ em thì nên làm thời gian ngắn hơn so với người lớn. 2/ Chữa đau răng bằng cây giao Thực hiện: + Rửa sạch 50g cây giao, ngâm vào trong 100ml cồn 90 độ + Lấy một muỗng hỗn hợp đã ngâm, đổ vào cốc nước + Cho dung dịch vào miệng ngậm khoảng 5 – 7 phút rồi sau đó nhổ đi Thời gian: mỗi ngày bạn ngậm từ 3 – 5 lần, mỗi lần ngậm khoảng 15ml (1 muỗng cà phê), ngậm cho đến khi răng không còn đau nữa. 3/ Bài thuốc từ cây giao chữa mụn cóc, mụn thịt Thực hiện: + Dùng tay bẻ chỗ giao nhau giữa các đốt cây giao để lấy mủ cây + Dùng mủ đó chấm lên mụn cóc, mụn thịt chỗ nào bạn muốn trị (Chỉ chấm gọn lên vết mụn chứ không làm lan rộng ra da vì có thể gây kích ứng) Thời gian: Mỗi ngày bạn chấm 2 lần, mỗi lần chỉ chấm đúng chỗ những vết mụn thịt, mụn cóc. 4/ Chữa bong gân, sưng tay chân bằng cây giao Thực hiện: + Lấy một lượng cây giao vừa phải, rửa sạch rồi băm hoặc cắt nhỏ + Trộn chung số vừa sơ chế với một ít muối bột, sau đó cho vào bao nylon + Để nguyên trong bao rồi dùng búa đập nát bên ngoài + Đắp số thuốc đã đập nhỏ lên chỗ tay chân bị đau rồi dùng vải quấn hoặc bó lại + Sau khoảng vài tiếng thì cởi ra, rửa sạch vị trí bó thuốc Thời gian: Thực hiện phương thuốc hàng ngày hoặc 2 ngày 1 lần để hỗ trợ giảm các cơn đau và chữa sưng, tiêu viêm. Ngoài ra, mọi người có thể tham khảo thêm cách chữa rắn cắn, cá đâm bằng cây giao: Dùng mủ cây để bôi trực tiếp lên vết thương, hoặc giã nhuyễn cành giao để đắp trực tiếp lên vùng da chỗ bị thương. Tuy nhiên trong một số tình huống khẩn cấp thì cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên nghiệp để được điều trị đúng cách. MỘT SỐ TÁC DỤNG PHỤ CÓ THỂ GẶP KHI DÙNG CÂY GIAO Không phải lúc nào điều trị bệnh với các bài thuốc dân gian từ cây giao cũng đem lại hiệu quả tuyệt đối. Bởi vì nó có thể gây ra một vài tác dụng phụ nếu mọi người không cẩn thận. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc người bệnh có cơ địa không phù hợp với thành phần dược học của cây giao hoặc trong quá trình thực hiện phương pháp. Đó có thể là những tác dụng phụ như sau: + Đối với da: Nhựa cây dính vào vùng da có thể khiến da bị phồng rộp, hiện mụn nước, bỏng da hoặc gây ra các vết viêm loét từ nhẹ đến nghiêm trọng. + Đối với mắt: Nếu chẳng may dịch mủ hoặc dung dịch cây giao giã nhuyễn rơi vào mắt thì hậu quả khôn lường đối với đôi mắt của bạn, nó sẽ khiến mắt bị đau rát nặng bằng độc tính vốn có. Thậm chí nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến mù tạm thời trong một thời gian ngắn. + Đối với hệ hô hấp: Trong lúc hít, xông hơi đun lên từ cây giao, mọi người có khi bị dị ứng với hơi nóng của mùi cây, vào trong cổ họng hoặc phổi gây khó chịu, ho, rát họng, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, phản tác dụng đối với mũi xoang. + Đối với sức khỏe nói chung: Không ít trường hợp người dân thực hiện các bài thuốc từ cây giao gặp phải dị ứng, mẫn cảm, dẫn đến tình trạng phải cấp cứu. Đó là khi dùng sai cách hoặc quá liều hay do cơ thể không thích hợp tiếp xúc với thành phần cây giao. Xem thêm: #mintmintonline #dakhoahoancau https://dakhoahoancautphcm.vn/chua-viem-xoang-bang-cay-hoa-ngu-sac-don-gian-de-lam-tai-nha.html