Cứ mỗi khi trời trở lạnh thì bạn lại bị bệnh cước chân “hành hạ”, khiến chân mất cảm giác, đau và phồng rộp bất thường. Đâu chỉ có vậy, nếu bệnh cước chân không được điều trị sớm sẽ dễ biến chứng gây hoại tử khô. Vì thế, việc đầu tiên bạn nên làm đó chính là nắm được kiến thức liên quan đến dấu hiệu nhận biết bệnh cước chân và cách điều trị tốt nhất. CƯỚC CHÂN LÀ GÌ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH CƯỚC CHÂN Cước chân được xếp vào loại bệnh lý dị ứng thời tiết tại chỗ. Khi nhiệt độ xuống thấp sẽ tạo điều kiện để bệnh lý này phát triển, đặc biệt là vào mùa đông. Thông thường, những người có tính chất công việc ngoài trời hoặc thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước lạnh sẽ dễ mắc bệnh cước chân hơn hẳn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phòng và điều trị bệnh cước chân như thế nào hiệu quả. Trước tiên, bạn cần phải nắm được các dấu hiệu nhận biết bệnh cước chân như sau: • Các đầu ngón chân của bạn có hiện tượng sưng đỏ, ngứa và đau như kim châm. Đôi khi, chân của bạn sẽ bị phồng rộp, tê buốt và mất hẳn cảm giác, kể cả khi bóp mạnh. • Vị trí bị cước thường có biểu hiện nóng rát, sưng, da chuyển từ đỏ sang xanh, đặc biệt là khi ấn mạnh vào. • Nhiều người bệnh bị cước chân nặng thường có dấu hiệu mưng mủ, bong tróc và lở loét các ngón chân. • Vùng da bị cước thường dễ bị hoại tử nếu như không được điều trị sớm. Bệnh cước chân khi ở giai đoạn khởi phát thường không khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, chỉ cần sau đó khoảng từ 3 đến 5 ngày, vị trí bị cước sẽ bắt đầu nổi mụn nước. Khi đến ngày thứ 7, chỗ chân bị cước sẽ xuất hiện hoại tử khô và bắt đầu tổn thương, phân ly. Tình trạng kéo dài sau vài tuần có thể chuyển sang hoại tử ướt, người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng như sốt, sợ lạnh, mệt mỏi,… LÀM SAO ĐỂ CHỮA TRỊ BỆNH CƯỚC CHÂN NHANH KHỎI? Cước chân thường khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đặc biệt là vào những ngày đông giá lạnh. Lúc này, bạn nên tìm cho mình cách để chữa trị bệnh lý này một cách nhanh chóng. Trong đó, bạn có thể lựa chọn một số phương pháp trị cước chân như sau: Áp dụng bài thuốc dân gian Bệnh cước chân là do thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống bất thường, khiến chân tê, sưng và đau phồng. Vì thế, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để có thể làm ấm chân của mình hơn. Chẳng hạn: → Dùng lá lốt để chữa trị cước chân: rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch lá lốt, thái nhỏ và đem đun với nước sôi khoảng từ 5 – 10 phút. Tiếp tục cho thêm một ít muối và ngâm chân từ 15 – 30 phút, thực hiện đều đặn mỗi ngày. → Dùng rượu: đây là cách giúp bạn giảm đi cảm giác ngứa ở chân do bị cước. Bạn có thể lấy bông, thấm một ít rượu đào rồi thoa lên vùng bị cước. Thực hiện đều đặn cách này sau một tuần bạn sẽ thấy bệnh của mình có cải thiện tích cực. → Dùng gừng tươi: bạn có thể lấy một ít gừng tươi, gọt vỏ và rửa thật sạch. Tiếp đó, cho một ít muối vào giã nhuyễn và xát lên vùng bị cước. Làm như vậy từ 2 – 3 lần mỗi ngày, các cơn ngứa sẽ dịu đi hẳn đấy. Điều chỉnh lại một số thói quen → Không gãi ở vùng da bị cước: bạn không nên chọn cách làm ấm vùng da bị cước bằng cách massage. Bởi, đây chính là nguyên nhân làm tăng cảm giác ngứa da nhiều hơn. → Hãy giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt ở vùng chân: bạn nên giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là khu vực dễ bị cước như chân, tay. Đồng thời, không nên tiếp xúc với nước lạnh hoặc quá nóng. Điều này sẽ làm thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột và bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. → Tắm với nước ấm: hãy chọn tắm mỗi ngày bằng nước ấm, đặc biệt là vào mùa đông. Nếu bạn muốn cải thiện bệnh nhanh chóng, hãy dành thời gian để ngâm chân với nước ấm có pha thêm ít muối. Sử dụng một số loại thuốc bôi Với tình trạng bị cước chân có sưng phồng, bong tróc, lở loét,… bạn có thể lựa chọn một số loại thuốc bôi ngoài da để cải thiện. Tuy nhiên, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua thuốc để tránh bị dị ứng hoặc các tương tác có hại khác. Đồng thời, bạn nên kết hợp việc bôi thuốc và giữ ấm cơ thể của mình để bệnh được cải thiện nhanh chóng. *** Lưu ý: Để phòng tránh bệnh cước chân, bạn cần phải biết đến một số điều cơ bản sau: ⇒ Tránh để da hở dưới thời tiết lạnh hoặc ẩm trong thời gian quá dài. ⇒ Nên chú ý mặc nhiều lớp áo khi trời trở lạnh để giữ nhiệt tốt hơn cho cơ thể. ⇒ Chọn cho mình những đôi giày thoải mái và vừa vặn hơn. ⇒ Đừng quên lau khô chân sau khi tắm hoặc khi vừa tiếp xúc với nước. ⇒ Nên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ đều đặn để máu lưu thông tốt hơn. ⇒ Hạn chế sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác. Cước chân không chỉ khiến bạn gặp phiền toái mỗi khi trời trở lạnh mà còn có thể biến chứng với nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn. Vì thế, các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bạn nên biết cách chăm sóc bản thân, đồng thời thăm khám thật sớm để có hướng điều trị hiệu quả #mintmintonline #dakhoahoancau