Đậu nành có tác dụng gì?

Thảo luận trong 'Bệnh xương khớp' bắt đầu bởi nguyenlieuduoc, 13/12/19.

  1. Isoflavon là các hợp chất polyphenolic có cả hai thuộc tính estrogen – chất chủ vận và chất đối kháng estrogen. Chúng được phân loại gồm: phytoestrogen – hợp chất có nguồn gốc từ thực vật có hoạt tính estrogen. Nhóm 2 Isoflavone là các flavonoid chính được tìm thấy trong các loại đậu, đặc biệt là đậu nành.

    Tác dụng của Isoflavon đậu nành


    [​IMG]


    Trong đậu nành, Isoflavone có mặt dưới dạng gylcoside, nghĩa là liên kết với một phân tử đường. Quá trình tiêu hóa hoặc lên men đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành dẫn đến việc giải phóng phân tử đường từ Isoflavone glycoside, để lại một Isoflavone aglycone . Các glycoside đậu nành bao gồm genistin, daidzin và glycitin, trong khi các aglycone được gọi là genistein, daidzein và glycitein.


    Các nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của Isoflavon đậu nành bao gồm:


    1. Tăng cường estrogen


    Isoflavone đậu nành và các chất chuyển hóa của chúng cũng có các hoạt động sinh học liên quan tới các thụ thể estrogen bằng cách ức chế sự tổng hợp và hoạt động của một số enzym liên quan đến chuyển hóa estrogen. Isoflavone đậu nành có thể làm thay đổi hoạt động sinh học của estrogen nội sinh và androgen. Isoflavone đậu nành cũng đã được tìm thấy để ức chế tyrosine kinase, các enzyme đóng vai trò quan trọng trong con đường truyền tín hiệu kích thích tăng sinh tế bào. Ngoài ra, Isoflavone có thể hoạt động như chất chống oxy hóa.


    Tìm hiểu thêm về Isoflavon đậu nành tại đây: http://www.novaco.vn/tinh-chat-mam-dau-nanh-Isoflavon-40-s81.html


    2. Phòng chống ung thư vú


    Vì Isoflavone trong đậu nành có cấu trúc tương tự như estrogen nội sinh, nên chúng có thể có tác dụng phòng chống một số bệnh ung thư trong đó có ung thư vú.


    Các nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của Isoflavon trong đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Trong một phân tích tổng hợp người sử dụng Isoflavon đậu nành cao hơn 20mg/ngày có thể giảm tới 30% nguy cơ ung thư vú. Phân tích cũng chỉ ra những người được dung nạp Isoflavon đậu nành từ nhỏ có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú lên tới 50%. Nghiên cứu cũng chỉ ra hoạt chất này có thể giảm ung thư vú cho phụ nữ mãn kinh nếu sử dụng chúng thường xuyên.


    3. Ung thư nội mạc tử cung


    Estrogen dư thừa so với progesterone có thể dẫn đến dày nội mạc tử cung, là nguyên nhân của sự tăng sinh do estrogen và là tác nhân gây nguy cơ ung thư biểu mô nội mạc tử cung. Các nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng Isoflavon trong thời gian dài có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Nghiên cứu với nhóm người sử dụng 5 – 150mg Isoflavon đậu nành/ngày có thể giảm tới 40% nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở cả nhóm phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở.


    4. Ung thư tuyến tiền liệt


    Tiêu thụ thực phẩm đậu nành có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Trong một nghiên cứu trên 20 người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt, việc bổ sung đậu nành hàng ngày dẫn đến nồng độ Isoflavone trong đậu nành cao gấp 6 lần trong mô tuyến tiền liệt so với huyết thanh. Kết quả đã cho thấy vai trò tiềm năng của Isoflavone trong đậu nành trong việc hạn chế sự tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt.


    Việc bổ sung Isoflavon đậu nành có thể giúp hạn chế sự gia tăng mật độ thụ thể androgen trong mô tuyến tiền liệt nhưng không làm thay đổi biểu hiện thụ thể estrogen tuyến tiền liệt hoặc hormone steroid tác nhân phát triển ung thư tuyến tiền liệt.


    5. Ngăn ngừa loãng xương


    Một số thử nghiệm có kiểm soát ở phụ nữ sau mãn kinh đã phát hiện ra rằng việc tăng lượng thức ăn từ đậu nành, protein đậu nành hoặc Isoflavon trong đậu nành đã cải thiện các dấu hiệu của sự tái hấp thu và hình thành xương nguyên nhân gây loãng xương. Chúng cũng được khẳng định là có tác dụng tăng cường bổ sung canxi cho xương chắc khỏe và dẻo dai hơn.


    Ngoài những lợi ích trên thì nguyên liệu dược Isoflavon chiết xuất từ đậu nành cũng được chỉ ra là có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp, tăng cường lưu thông máu và chức năng nhận thức.


    Tìm hiểu thêm về nguồn nguyên liệu dược uy tín tại: http://www.novaco.vn/nguyen-lieu
     
  2. Đặng Văn Hào

    Đặng Văn Hào New Member

    đàn ông thì không nên dùng đậu nành phải ko ad ơi
     
  3. tai khoan

    tai khoan New Member

    có bị to không
     

Chia sẻ trang này