Đau răng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người bệnh?

Thảo luận trong 'Bệnh răng hàm mặt' bắt đầu bởi tranhoang, 28/11/19.

  1. tranhoang

    tranhoang Active Member

    Thùy An (27 tuổi sống tại TP.HCM) cho biết cô đang niềng răng để chỉnh răng, làm đẹp nhưng lại chấp nhận sống chung với bệnh ê buốt răng: “Em chỉ đến trung tâm nha khoa để làm đẹp răng như cạo vôi răng, tẩy trắng răng… và hiện tại em đang niềng răng. Còn điều trị bệnh như ê buốt răng em chưa quan tâm lắm vì nó không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ráng chịu cũng qua”.

    Theo bác sĩ răng hàm mặt Hồ Lê Bảo Ân - Giám đốc y khoa một trung tâm nha khoa uy tín tại TP.HCM, ê buốt răng là triệu chứng của một bệnh lý răng miệng mang tên “quá cảm ngà”. “Dấu hiệu nhận biết dễ nhất là cảm thấy răng ê buốt, khó chịu khi sử dụng thực phẩm nóng, lạnh, khi súc miệng hoặc hít thở không khí lạnh bằng miệng”, bác sĩ Hồ Lê Bảo Ân cho biết.

    Ông bà xưa có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người” để nói về tầm quan trọng của răng, tóc. Tuy vậy, một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là giới trẻ lại đang thờ ơ với việc phòng ngừa và điều trị bệnh về răng, như răng ê buốt. Hãy cùng https://hapacol.vn/ tìm hiểu nguyên nhân của bệnh này nhé!

    Có nhiều nguyên nhân gây ê buốt răng, phổ biến như thói quen vệ sinh răng miệng, chải răng không đúng cách (chải quá mạnh bạo, quá mức, lông bàn chải quá thô cứng, chải theo chiều ngang), hoặc khớp cắn không thuận lợi… làm mòn men răng, và lộ lớp ngà răng bên dưới, dẫn đến quá cảm ngà. Vị trí cổ răng là vị trí tiếp giáp với nướu, nơi có bề dày men răng mỏng nhất, nên rất dễ xảy ra hiện tượng tụt nướu và mòn cổ răng, gây ra tình trạng quá cảm ngà - ê buốt răng.

    “Mọi đối tượng đều có thể bị ê buốt răng. Thông thường, đối tượng bệnh nhân thường đến phòng khám với than phiền ê buốt răng là nữ, trẻ tuổi do có ngưỡng chịu đau kém hoặc nhóm bệnh nhân có thói quen chải răng quá mạnh, mòn cổ răng hàng loạt”, bác sĩ Hồ Lê Bảo Ân cho biết thêm.

    Theo chuyên gia nha khoa, tình trạng ê buốt răng chắc chắn ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. “Điển hình như ăn kem, uống nước lạnh, ăn món nóng… đây là những điều cơ bản nhưng người bị ê buốt răng thường không tận hưởng được những thứ đó một cách trọn vẹn, sẽ khiến bạn khó chịu, căng thẳng. Đây còn là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ rối loạn khớp cắn, sâu răng hoặc các bệnh lý khác về răng miệng”, vị chuyên gia nha khoa nhấn mạnh.


    Bên cạnh nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nhiều bệnh bệnh đau răng tại: https://hapacol.vn/tin-tuc/cach-ha-sot-cho-tre-an-toan-va-hieu-qua-nhanh-chong/
     

Chia sẻ trang này