Dạy con mạnh mẽ: 4 cách giúp con đương đầu thử thách

Thảo luận trong 'Cần bán' bắt đầu bởi thanhtruchn1, 26/6/19.

  1. thanhtruchn1

    thanhtruchn1 Member

    Dạy con mạnh mẽ: 4 cách giúp con đương đầu thử thách
    Dạy con mạnh mẽ đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp bạn không thể lúc nào cũng ở bên con.

    Chuyên gia nói gì?
    Trong tình huống tồi tệ nhất, nếu không có sự mạnh mẽ, kiên cường, con có thể tìm đến rượu hoặc thuốc để đối mặt với thất bại . Geraldine Tan, chuyên gia tâm lý tại Singapore giải thích: “Nếu chúng ta không giúp con rèn giũa bản lĩnh từ thuở ấu thơ, con có thể nghĩ mình không đủ khả năng vượt qua gian khó. Thậm chí, con sẽ phụ thuộc vào người khác để giải cứu mình mọi nơi mọi lúc”.

    Nỗi sợ thất bại của con có thể khiến con không thể rèn luyện bản lĩnh kiên cường. Bởi phẩm chất này chỉ được củng cố khi một người tiếp tục đứng lên sau mỗi lần thất bại. Tiến sĩ Hana Ra Adams, nhà tâm lý học có tiếng, cho biết, nỗi sợ thất bại khiến trẻ không thể hiện đúng sức mình với mỗi nhiệm vụ được giao. Từ đó, nó lại ảnh hưởng tới cách trẻ đương đầu với thử thách tương lai.

    Một chuyên gia tâm lý khác, Daniel Koh, cũng chỉ ra rằng, bị la mắng, thiếu sự hỗ trợ và thấu hiểu từ cha mẹ, bạn bè có thể làm nỗi sợ thất bại của trẻ tăng nặng.

    Sau đây là một số phương pháp được chuyên gia gợi ý để bạn dạy con mạnh mẽ:
    1Không làm hộ con, sửa sai thay con
    Không thể chịu đựng cảnh con mình phải khổ sở, bạn vội vàng can thiệp, giúp con xử lý mọi vấn đề. Nhưng nếu làm vậy, bạn đã tước mất cơ hội để con học lối tư duy và phương pháp đối mặt. Bên cạnh đó là các kỹ năng giải quyết vấn đề quan trọng.

    Tiến sĩ Adams giải thích: “Bản lĩnh kiên cường xuất phát từ sự tự tin khi biết rằng mình có thể làm đúng. Nếu trẻ nghĩ chỉ có cha và mẹ mới làm đúng, làm thế nào trẻ tự đứng trên đôi chân của mình?”.
    Tiến sĩ Adams cho biết thêm, bạn cần khích lệ con tự lập và thử nhiều giải pháp khác nhau trước khi xin trợ giúp. Nếu con không chắc chắn sẽ làm việc gì tiếp theo, nhắc con rằng, con luôn có thể trao đổi với bạn. Nhưng con vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng.

    “Phần lớn chúng ta trưởng thành qua quá trình thử – sai. Nếu không cho phép con mình trải qua quá trình tương tự, sao chúng ta có thể trông đợi con khôn lớn và học được bài học quý giá từ các trải nghiệm đã qua?”.

    2Để con tự làm những việc đơn giản
    Luôn tạo cơ hội để con giúp bạn việc nhà, như rửa bát, dọn bàn ăn, gấp quần áo… Ngoài việc giúp con rèn giũa các kỹ năng sống hữu ích, bạn còn cho trẻ thấy bạn tin tưởng khả năng của con. Nhớ đưa ra những lời khen cụ thể: “Mẹ thực sự cảm ơn vì con đã gấp quần áo cho cả nhà”. Những lời này có thể tác động và thay đổi cách trẻ suy nghĩ về bản thân. Khi những suy nghĩ tích cực được truyền cho con, sự tự tin của trẻ sẽ tăng lên.

    [​IMG]

    3Giúp con xử lý những thất bại đầu tiên
    Những lời bạn nói với tư cách cha mẹ có tác động lớn lao tới cách trẻ nhìn nhận bản thân. Chuyên gia Tan nhấn mạnh: “Lời nói có thể chỉ là một phần. Nhưng nhiều trẻ em sợ thất bại còn sợ cả dáng vẻ trông ‘ngớ ngẩn’ của mình trước mặt người khác”. Cách xử lý những thất bại ban đầu cũng ảnh hưởng tới cách con đối mặt với những thử thách tiếp theo.

    Trong trường hợp gặp khó, Tiến sĩ Adams gợi ý bạn hãy dùng sự hài hước để giải toả căng thẳng. Khi con bạn bình tâm lại, thảo luận với con cách giúp mọi thứ tốt hơn vào lần sau. Hoặc con có thể học được gì từ sự cố vừa qua. Chỉ thảo luận về giải pháp cũng đủ để giúp con cảm thấy mình có khả năng kiểm soát tình hình hơn. Nó cũng trao cho con vốn từ vựng cần thiết để chia sẻ về vấn đề gặp phải. Lưu ý: để con tự đưa ra giải pháp rồi cùng con thảo luận thay vì bạn bày sẵn cách giải quyết cho con.

    4Giúp con nhận thấy, mắc sai lầm không đồng nghĩa với ngày tận thế
    Đôi khi, tất cả những gì con bạn cần là nhận ra, hôm nay dù khó khăn thế nào, ngày mai cũng sẽ tốt đẹp hơn. Theo Tiến sĩ Adams: “Bạn có thể dùng các thang điểm 1-3 hoặc 1-10. Việc đặt lên thang điểm là cách để con trẻ hiểu rằng, nhìn vào đại cục thì vấn đề hiện tại không có gì quá tồi tệ”.

    Ngoài ra, bạn không nên nói với con rằng, những cảm nhận của trẻ không có ý nghĩa gì. Bởi trẻ sẽ thấy khó khăn để thổ lộ với bạn vào những lần sau. Hãy sử dụng những cụm từ bày tỏ sự thấu hiêu, chia sẻ của bạn với con. Ví dụ: “Mẹ biết con đang cảm thấy thế nào” hoặc “Cảm giác đó của con là tự nhiên mà”.

    Theo Smart Parents
     

Chia sẻ trang này