Đọc phản biện: Dạy trẻ phân biệt tin thật, tin giả

Thảo luận trong 'Cần bán' bắt đầu bởi thanhtruchn1, 28/6/19.

  1. thanhtruchn1

    thanhtruchn1 Member

    Đọc phản biện: Dạy trẻ phân biệt tin thật, tin giả
    Chia sẻ của Laura Lambert – nhà văn, biên tập viên, bà mẹ 2 con ở Los Angeles (Mỹ) về kỹ năng đọc phản biện.

    Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6)

    Một ngày kia, tôi hỏi cô nhóc lớp 5 của mình rằng, làm sao con biết điều gì con vừa đọc là thật hay giả.
    Con ngừng lại trong vài giây rồi kể tôi nghe về những gì mình đã học ở lớp trước:

    “Chà, ban đầu, con nghĩ về kiến thức của chính mình. Con có biết thứ gì tương tự điều đang đọc không nhỉ? Con có tin nó không? Rồi con quay lại văn bản để tìm kiếm dấu hiệu có thể nói cho con biết liệu có thông tin nào tốt không. Hoặc nếu nó không hiệu quả. Hoặc con hỏi mọi người xem họ có nghĩ điều đó đúng không. Sau đó, con sẽ vào một trang web đáng tin cậy và tìm hiểu xem đó là tin thật hay giả”.

    Tôi thích câu trả lời đó của con.
    Ít nhất, về mặt lý thuyết, con biết rằng không thể tin mọi thứ mình đọc. Và con đã có kế hoạch để xác định tính đúng đắn của thông tin. Nhưng là mẹ, tôi sẽ khẳng định luôn rằng, hiếm khi con gái làm được như vậy. Phần lớn trường hợp, khi tôi đặt câu hỏi về điều gì đó con nghe được, con đều chỉ nói: Mẹ, con biết thế mà! Cũng như nhiều người khác, cả người lớn, họ biết chỉ đơn giản vì họ biết thế. Điều gì đúng chỉ đơn giản vì nó đúng. Đó chính xác là cách tư duy đã châm mồi cho vô số tin giả mà chúng ta thấy trên mạng xã hội.

    Với tôi, quan điểm chúng ta có thể trang trị cho thế hệ tiếp theo cách phân biệt tin thật, tin giả vô cùng quan trọng.
    Và tôi đã lên đường tìm hiểu có ai đã đề cập gì tới vấn đề này chưa. Ít ra, ở cấp độ đại học, đã có hi vọng thực sự. Hồi đầu năm nay, 2 giáo sư Đại học Bang Bắc Carolina, một là nhà tâm lý học, một là nhà sử học, đã công bố nghiên cứu của họ. Theo đó, họ chỉ ra rằng, sinh viên được dạy kỹ năng tư duy phản biện với một môn học có khả năng cao sẽ áp dụng chúng vào các môn khác. Và chỉ cần tìm hiểu một lớp học thôi để đủ nhìn ra khác biệt.

    Phần trọng tâm của nghiên cứu trên đề cập tới một khoá học lịch sử, có tên: “Frauds and Mysteries in History”
    Tạm dịch: Những điều gian dối và bí ẩn trong lịch sử, khoá học do phó giáo sư Alicia McGill chủ trì. Trong đó, cô dạy sinh viên cách phân tích và đánh giá tài liệu dưới con mắt suy xét. Sinh viên sẽ sử dụng công cụ như “Bộ công cụ phát hiện chuyện phi lý”. Đây là tập hợp ý tưởng được tình bày trong cuốn sách cuối cùng của Carl Sagan. Cuốn sách mang tên “The Demon-Haunted World: Science as a Candle in the Dark”. (Tạm dịch: Thế giới bị quỷ ám: Khoa học như ngọn nến trong đêm). Sagan là một trong những nhà khoa học lừng danh nhất của giaid đoạn cuối thế kỷ 20. Ông viết cuốn sách này để giúp những người không có chuyên môn khoa học tìm cách bảo vệ mình khỏi những tin giả, nguỵ khoa học.

    Trong một bài tập, phó giáo sư McGill yêu cầu sinh viên đánh giá một trang web đáng nghi. “Chúng tôi đề nghị sinh viên đặt câu hỏi:
    1. Ai là tác giả? Khẳng định này bắt nguồn từ đâu?
    2. Động cơ của họ khi đưa ra khẳng định đó?
    3. Điều này có nghĩa gì với những kiến thức mà tôi đã có?”
    Dạng câu hỏi này nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Và như kết quả nghiên cứu cho thấy, nó vượt quá phạm vi lớp học lịch sử, để đến với các khía cạnh khác của đời sống.
    Phó giáo sư McGill bày tỏ: “Nó truyền dẫn vào tâm trí sinh viên ý tưởng rằng, chỉ bởi bạn không phải một nhà sử học hay nhà khoa học chính trị hay nhà tâm lý học, không có nghĩa là bạn không thể tư duy một cách phản biện về điều gì đó và chỉ ra bản chất của nó. Đó là một điều đáng giá – biết rằng, bạn có thể sử dụng tri thức mình có về cách vận hành của thế giới này để đặt câu hỏi về mọi thứ”.

    Về bản chất, cần phải có sự tự tin khi đặt câu hỏi về những gì mình học.
    Thêm vào đó là công cụ để đào xới, tìm kiếm “thông tin” xem chúng chứa đựng những gì. Điều này áp dụng cho cả học sinh THCS và THPT, cũng như sinh viên đại học. Đó là một quá trình, trở thành người có tư duy phản biện. Và cần kiên trì luyện tập, thực hành mới đạt được.

    Cha mẹ có thể tham khảo một số nguyên tắc dưới đây của Sagan. Chúng đã được đơn giản hoá hơn để phù hợp với trẻ độ tuổi cuối cấp 1 và HS trung học.
    • Khi nghi ngờ, hãy tìm cách xác minh! Bất cứ nơi nào có thể, bạn đều có thể tìm thấy sự xác nhận độc lập cho các “sự thật”.
    • Đảm bảo bạn đã xem xét mọi quan điểm liên quan.
    • Hãy nhớ rằng, ngay cả những người nắm quyền cũng có thể mắc sai lầm.
    • Phát hiện ra nhiều hơn 1 giả thuyết, lý thuyết hay đáp án – và sau đó kiểm tra từng thứ.
    • Cố gắng không bị quá gắn chặt vào một giả thuyết chỉ bởi nó do bạn nghĩ ra.
    • Nếu có thể, hãy thực hiện các phép đo lường.
    • Lý giải đơn giản nhất thường là lý giải đúng.
    • Luôn đặt câu hỏi liệu giả thuyết đó có bị làm giả không.
    Theo Read Brightly

     

Chia sẻ trang này