Đà Nẵng có khoảng gần 40.000 lao động trong ngành du lịch mất việc làm, nghỉ việc tạm thời do dịch Covid- 19. Dù Covid-19 cơ bản được kiềm chế và địa phương cũng tích cực kích cầu nhưng ngành du lịch ở Đà Nẵng vẫn chưa thể phục hồi do nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn còn. Tình trạng này khiến nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở đây như bị quên lãng, trong khi nhân viên du lịch sốt ruột chờ đón khách. Bươn chải trụ lại Thành Phố Khách sạn Đà Nẵng rao bán hàng loạt vì dịch Covid 19 và một số cơ sở Coworking space da nang cũng ảnh hưởng theo 11 tháng qua, chị Nguyễn Thị Hà (trú Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), hướng dẫn viên du lịch tiếng Hàn chịu cảnh “ngồi chơi xơi nước” vì không có việc làm dù đã xoay đủ nghề. “Từ đợt dịch thứ nhất đến giờ tôi thất nghiệp do các hãng không có khách. Quanh quẩn ở nhà với bố mẹ mãi cũng chán, tôi xoay qua bán hàng online, đăng thông tin nhận dạy gia sư tiếng Hàn nhưng chẳng việc nào hiệu quả, vì tất cả đều ế ẩm như nhau”, chị Hà cho biết. Cũng theo chị Hà, thị trường khách nước ngoài, trong đó có khách Hàn Quốc “đóng băng” nên các đồng nghiệp của chị làm đủ nghề tay trái, cố bám trụ ở thành phố chờ ngành du lịch phục hồi. Tuy nhiên, rát nhiều người không trụ nổi, phải bỏ phố về quê, hoặc là chuyển sang nghề cho thuê văn phòng Đà Nẵng Anh Trần Công (quê Quảng Ngãi), hướng dẫn viên tiếng Trung cho một công ty du lịch có tiếng ở Đà Nẵng hiện cũng phải xin phục vụ bàn tại 2 quán cà phê theo ca sáng và tối với hy vọng đủ sống để ở lại thành phố. “Mấy năm trước, hướng dẫn viên tiếng Trung như tôi làm không hết việc vì khách đông, thu nhập cũng khá lắm. Tuy nhiên từ khi xảy ra Covid-19 đến giờ thì thất nghiệp liên miên”, anh Công tâm sự. Không có việc làm, anh Võ Văn Thành (quê Nghệ An), hướng dẫn viên du lịch tiếng Hàn chuyển sang chạy Grab cung cấp thức ăn, đồ uống kiếm sống. “Thu nhập không thể bằng lúc mình làm du lịch nhưng giờ dịch bệnh thì phải cố chứ về quê cũng chẳng biết làm gì ra tiền”, anh Thành nói. 13 năm làm hướng dẫn viên tiếng Anh, chưa bao giờ chị Huế (trú Thanh Khê, Đà Nẵng) thấy vất vả như năm 2020 này. Chị Huế bảo, vào những mùa cao điểm hàng năm, lịch trình của chị luôn kín mít nhưng đã 11 tháng qua đành “bó gối” ở nhà, cuộc sống gia đình 4 người trông chờ cả vào đồng lương công chức của chồng. “Mất việc, ở nhà đưa đón con đi học, tối tranh thủ dạy tiếng Anh cho mấy cháu nhỏ góp thêm với chồng lo cho con cái ăn học. Không thể ngờ được dịch bệnh tác động ghê gớm, lâu dài như thế”, chị Huế trầm ngâm. Con số thất nghiệp lớn “chưa từng thấy” Không chỉ hướng dẫn viên, các lao động làm việc trong ngành khách sạn, cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng rất lớn do dịch Covid-19. Theo đại diện Hội khách sạn Đà Nẵng, dịch Covid-19 kéo dài khiến các khách sạn tại thành phố lao đao, đóng cửa hàng loạt, cho nhân viên nghỉ việc vì không có khách. “Hiện 95% nhân viên các khách sạn được cho nghỉ việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc hưởng hỗ trợ của Chính phủ. Dù các cơ sở lưu trú đã được mở cửa đón khách nhưng chỉ khoảng 10-15% khách sạn hoạt động trở lại”, vị đại diện cho biết. Anh Nguyễn Văn Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty Dịch vụ lữ hành Kết nối mới (Necotour) nhìn nhận, các hoạt động của ngành du lịch tại Đà Nẵng thời gian qua gần như “tê liệt” nên người lao động trong ngành thất nghiệp ở con số lớn chưa từng thấy từ trước đến nay. “Giai đoạn này các doanh nghiệp du lịch gần như đuối sức, kiệt quệ về tài chính, thậm chí có nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động kinh doanh nên lao động trong ngành thất nghiệp rất lớn”, anh Tài cho biết. Còn theo số liệu của Sở Du lịch Đà Nẵng, từ đầu tháng 8 tới nay ước khoảng gần 40.000/50.960 người, tức khoảng 62,5% tổng số lao động trong lĩnh lực du lịch, dịch vụ phải tạm ngừng, nghỉ việc. Trong đó, ước tính số lao động tạm ngừng, nghỉ việc đến tháng 8 tại các doanh nghiệp lữ hành là 1.800/1.848 lao động, chiếm 97,8%, tại các doanh nghiệp vận chuyển du lịch khoảng gần 2.600/3.042 lao động (85,4%) số nhân viên tạm nghỉ không lương, số mất việc tại các cơ sở lưu trú du lịch khoảng 25.983 nhân viên, tương ứng với 93% nhân viên thời điểm cuối năm 2019. Cũng theo số liệu của Sở Du lịch, Đà Nẵng có hơn 4.500 hướng dẫn viên du lịch cả nội địa và quốc tế. Sau khi dịch bùng phát lần thứ 2 thì gần như hướng dẫn viên không còn việc làm. “Ngành du lịch đang phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND thành phố bố trí kinh phí đào tạo, tập huấn kiến thức và kỹ năng cho nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch; tổ chức các lớp đào tạo miễn phí, hỗ trợ doanh nghiệp, chuẩn bị về nghiệp vụ, lên ngân sách, chiến lược ứng phó hậu Covid-19”, lãnh đạo Sở Du lịch cho biết. Sở Du lịch cũng kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành chức năng xem xét, hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, điều kiện để người lao động ngành du lịch thuận lợi thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Cho thuê văn phòng đà nẵng liên hệ: https://g.page/r/CTAaLkYVTxz9EAE