Giang mai kín là bệnh gì

Thảo luận trong 'Tin tức y học' bắt đầu bởi hongmint, 3/12/22.

  1. hongmint

    hongmint Active Member

    Ở đây giang mai chính là nhiễm khuẩn xảy ra do xoắn trùng Treponema Pallidum. Loại xoắn trùng này có sức phát triển chậm tuy nhiên khá dai dẳng, gây khó khăn trong việc điều trị. Chúng có thể xâm nhập trực tiếp vào máu sau đó lan rộng đến khắp cơ quan của cơ thể.

    Có 3 con đường chính lây bệnh giang mai đó là: Lây qua quan hệ tình dục; Qua truyền máu hoặc là lây từ mẹ sang con. Đồng thời bệnh cũng có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 đến 4 tuần và chia thành 2 giai đoạn là giang mai sớm hoặc giang mai muộn.

    [​IMG]

    Đặc điểm của giang mai đó chính là sự xen kẽ các thời kỳ. Bệnh có những thời kỳ không biểu hiện triệu chứng cụ thể tuy nhiên vẫn có thể lây cho người khác. Đặc biệt chính là lây từ mẹ cho con và gây ra hàng loạt các ảnh hưởng nghiêm trọng.


    TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIANG MAI KÍN
    Để rõ hơn và nhận biết giang mai kín thì chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình phát triển của bệnh lý này, đó là:


    1. Bệnh giang mai kín giai đoạn sớm
    Từ 2 đến 6 tháng sau khi xuất hiện thương tổn, khi đó thương tổn biến mất, bước vào giai đoạn giang mai kín sớm. Ở thời kỳ này không có biểu hiện lâm sàng tuy nhiên vẫn có thể lây lan cho người khác. Bệnh lý này chỉ phát hiện nếu như xét nghiệm thấy huyết thanh dương tính. Theo ước tính có khoảng 25% bệnh nhân không điều trị sẽ tái xuất hiện thương tổn thời kỳ I hay II tại nơi sẹo cũ cuối năm thứ 2. Hoặc là dấu hiệu bị phì đại xung quanh hậu môn.

    Thời kỳ 1: Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 4 tuần hay có thể lây hơn. Dần sẽ xuất hiện tổn thương và đó chính là săng giang mai. Đây chính là tổng hợp các vết trợt nông không đau, không đỏ, không ngứa và thường tại cơ quan sinh dục. Các vết này thường có hạch kèm theo, mặc dù rắn nhưng không đau, di động và không mưng mủ. Dù không điều trị nhưng sau một thời gian thì vết trợt này mất đi (khi đó đã lan toàn thân).

    Thời kỳ 2: Sau khi xuất hiện săng khoảng từ 6 đến 8 tuần, tiến triển trong 2 năm thì đây là khi xoắn khuẩn lan toàn thân, gây tổn thương ở da, niêm mạc bệnh nhân. Triệu chứng đó là đào ban giang mai, sản giang mai, sưng hạch… Người bệnh lúc đó còn thấy mệt mỏi, rụng tóc…


    2. Bệnh giang mai kín giai đoạn muộn
    Ở giai đoạn này thì bệnh ít lây cho người khác khi tiếp xúc. Nhiều người tưởng rằng đã khỏi thế nhưng nó vẫn có thể lây cho thai nhi, gây sảy thai, sinh non hoặc là gây giang mai bẩm sinh. Tình trạng giang mai kín, muộn này có thể kéo dài trong khoảng nhiều năm hay thậm chí suốt đời mà không có bất cứ triệu chứng gì đặc biệt. Thế nhưng có khoảng 1/3 bệnh nhân này từ năm thứ 3 trở đi sẽ thấy triệu chứng giang mai thời kỳ III.

    Giang mai thời kỳ III thường xuất hiện từ năm thứ 3, tiến triển hàng chục năm. Xoắn khuẩn khi đó có thể gây tổn thương ở bề mặt da, tổ chức dưới da, cơ xương khớp, tim mạch hay thần kinh người bệnh…

    Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/giang-mai-kin-la-gi-va-lam-sao-moi-phat-hien-duoc.html

    Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu
     

Chia sẻ trang này