Hiện tượng gai gót chân nên biết

Thảo luận trong 'Bệnh xương khớp' bắt đầu bởi hongmint, 17/5/20.

  1. hongmint

    hongmint Active Member

    Gai xương gót là hiện tượng canxi hóa điểm bám tận của gân cơ bám tận vào xương gót. Khi chụp phim X-quang vùng khớp cổ chân có thể thấy hình ảnh “gai xương” mọc ra mặt dưới gót chân. Gai gót chân nhìn chung là bệnh không nguy hiểm, nhưng những triệu chứng đau đớn mà bệnh lý gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.



    CHỮA GAI GÓT CHÂN HIỆU QUẢ
      Theo các chuyên gia chuyên khoa cơ xương khớp thuộc Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu cho biết, gai xương gót về bản chất là quá trình tạo xương mới để chống lại những áp lực tác động vào cân cơ vùng gan chân, là một triệu chứng của viêm cân gan chân. Bệnh hay gặp ở người trung niên, liên quan tới vận động nhiều, hay khiêng vác nặng. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ như nhau.

    [​IMG]

    Hình ảnh gai gót chân khi được chụp X-quang
      Người bị gai gót chân thường có những biểu hiện như: cảm giác đau buốt, nhức nhối vùng gót chân thường vào buổi sáng khi bắt đầu ngủ dậy và bước chân xuống đất. Lâu dần nếu không được chữa đúng cách thì đau trở nên thường xuyên, có khi rất khó chịu, khiến bệnh nhân phải đi khập khễnh vì đau.

      Đa số các trường hợp chỉ bị đau ít, tương ứng với tổn thương gân nhẹ, giảm đau sau ít tuần hay ít tháng nhưng dễ tái phát. Một số trường hợp nặng có thể đứt gân gan chân. Dù ở giai đoạn nào thì điều quan trọng là phải đi giày mềm vừa chân. Có thể lót một lớp đệm dầy, đàn hồi như cao su vào đế giày. Giảm các hoạt động vận động liên quan đến đi lại nhiều, khiêng vác vật nặng.



      Trong đợt đau gót chân thì người bệnh cần nghỉ ngơi, chườm đá tại chỗ, băng chun gan chân để hỗ trợ chân. Có thể thực hiện các bài tập mát-xa gan chân, các biện pháp vật lý trị liệu như siêu âm, sóng ngắn, hồng ngoại chiếu tại chỗ. Trường hợp đau nhiều có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau đơn thuần hay kết hợp với thuốc giảm đau nhóm khác.

      Tiêm corticoid tại chỗ gan chân cũng là một biện pháp giảm đau tại chỗ khá hiệu quả, thường chỉ định khi các biện pháp trên không có tác dụng. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ tiêm khi có chỉ định của chuyên gia chuyên khoa xương khớp, trong điều kiện vô khuẩn để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra như nhiễm khuẩn phần mềm tại chỗ hay cốt tủy viêm...

    [​IMG]

    Điều trị gai gót chân hiệu quả với chuyên khoa cơ xương khớp Đa khoa Hoàn Cầu
      Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu áp dụng điều trị gai gót chân bằng phương pháp dao châm, đây là phương pháp áp dùng cải tiến kim châm để tiến hành điều trị trực tiếp vào gai gót chân, khắc phục những tổn thương do gai gót chân gây ra. Kết hợp với vật lý trị liệu để điều trị các triệu chứng bệnh lý gây ra một cách hiệu quả.

    [​IMG] Thông tin thêm về bệnh gai gót chân

      [​IMG] Bình thường bàn chân chúng ta hơi lõm ở giữa, do vậy có cấu trúc như một mái vòm, được gia cố bởi các gân cơ và dây chằng khá vững chắc, dẻo dai. Ở phía dưới bàn chân và khối xương bàn chân là lớp cân gan chân. Đây chính là một lớp mô mềm đệm, có tác dụng như một lò xo giảm xóc cho bàn chân khi chúng ta đứng, đi lại, chạy nhảy.

      [​IMG] Tuy nhiên chiếc lò xo này cũng có thể bị hư hỏng nếu sức nặng của cơ thể đè nén vào vùng gân gan chân trong một thời gian dài. Những người béo phì, đứng nhiều, vận động nhiều, khiêng vác nặng sẽ làm gia tăng trọng tải lên bàn chân, đặc biệt làm căng cân cơ vùng gan chân dẫn đến phản ứng viêm quanh gân, thậm chí làm đứt gân cơ.

    [​IMG]
      [​IMG] Để chống lại các chấn thương nhắc đi nhắc lại liên tục, cơ thể tự khắc phục giống như cách nó sửa chữa các vi gẫy xương, tức là bồi phụ một lớp canxi mới bao bọc quanh gân gan chân. Kết quả là hình thành xương nhỏ ở mặt dưới gót chân, gọi là gai xương gót.

    [​IMG] Tuy nhiên cần lưu ý không phải bất cứ gai xương gót nào cũng gây đau gót chân. Thực tế là nhiều người chụp X- quang có gai xương gót mà không một lần trong đời xuất hiện đau gót; hoặc nhiều người điều trị hết đau mà gai xương gót vẫn tồn tại. Ngược lại có những người đau ở gót chân mà không có gai xương.

    Nếu bạn còn thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột vào mục tư vấn hỏi thêm các chuyên gia chuyên khoa cơ xương khớp ngay bây giờ.
     
  2. tai khoan

    tai khoan New Member

    mong được tư vấn về vấn đề chữa bệnh
     

Chia sẻ trang này