Bệnh bạch biến được đánh giá khá lành tính, không lây lan tuy nhiên lại gây ảnh hưởng tính thẩm mỹ. Ở Việt Nam hiện tại vẫn chưa có bất cứ thống kê nào liên quan số lượng người bị bệnh bạch biến. Lưu ý căn bệnh này hoàn toàn có thể xuất hiện với bất cứ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là từ 10 đến 30 tuổi, có một số ít trường hợp còn xuất hiện ở trẻ em. Phổ biến nhất, có đến hơn 50% xảy ra là độ tuổi trước 20. Và phân bố nhiều ở khu vực nhiệt đới, người da màu. Bệnh mang tính chất gia đình nhưng vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định bệnh có di truyền hay không. Dù không gây ra nguy hiểm tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến đời sống và cả tâm sinh lý người bệnh. NGUYÊN NHÂN GÂY BẠCH BIẾN LÀ GÌ? Đến thời điểm hiện tại thì giới nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bạch biến. Nhưng có một điều chắc chắn là bệnh này chỉ xuất hiện nếu số lượng, chất lượng tế bào sắc tố da bị suy giảm. Một vài giả thuyết chỉ ra rằng bệnh này xảy ra do ảnh hưởng chứng tự miễn hay do chính gen di truyền trong gia đình. Ngoài ra thì bạch biến có thể xảy ra do đột biến gen B13, DR4 hay gen BW35 của HLA. Những tự kháng thể xem các tế bào sắc tố trên da như là các kháng nguyên và ngăn chặn chúng. Chính điều này làm cho tế bào sắc tố bị phá hủy và gây quá trình sản xuất sắc tố melamin qua đó bị suy giảm một cách đáng kể. Trung bình có từ 20 đến 30% người bị bạch biến có thể tự có kháng thể và chống lại tế bào tuyến giáp, tuyến thượng thận, gan tụy, tế bào tuyến sinh dục. Do vậy có một số trường hợp bệnh nhân bị bạch biến đi kèm các bệnh lý có liên quan những bộ phận đã được kể trên. VẬY HÌNH ẢNH BAN ĐẦU CỦA BỆNH BẠCH BIẾN NHƯ THẾ NÀO? Hình ảnh ban đầu của bệnh bạch biến phổ biến nhất đó chính là sự xuất hiện của các dát và mảng trắng với giới hạn rõ ràng. Các vùng da này lúc đó bị mất sắc tố và khác với các màu của các vùng da ở xung quanh. Nguyên nhân đó là do tế bào sắc tố ở vùng da này dừng hoạt động, khu vực xuất hiện các mảng bạch biến điển hình đó là vùng hở, bị phơi nhiễm cùng ánh sáng mặt trời. Cụ thể hơn đó là vùng tay, chân, môi hay mặt. Da ở khu vực bạch biến nhìn chung vẫn hoàn toàn bình thường, không teo nhỏ, cũng không xảy ra tình trạng đóng vảy. Hơn nữa người bệnh cũng không thấy ngứa, tê dại ở các vùng da này. Lông ở các vùng da này không bị chuyển sang màu trắng. Tùy vào từng loại bạch biến khác nhau mà mảng da bị chuyển màu sắc có thể xuất hiện dựa vào các cách thức đó là: ++ Bạch biến toàn thân: Chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay với các mảng bạch biến có nhiều vị trí khác nhau của cơ thể, xuất hiện với tính chất đối xứng. ++ Bạch biến phân đoạn: Hình ảnh ban đầu của bệnh bạch biến này đó là xuất hiện chỉ ở một vùng cụ thể trên cơ thể. Thường thì bệnh phổ biến hơn ở người trẻ tuổi, tình trạng này tiến triển bệnh chỉ khoảng từ 1 cho đến 2 năm. Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/hinh-anh-ban-dau-cua-benh-bach-bien-va-nguyen-nhan-cach-chua-tri.html Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu