Việc kiểm tra tiểu đường thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và phát hiện vấn đề bất thường để kịp thời điều trị. Đo đường huyết bằng que thử tiểu đường có thể áp dụng cho mọi người nếu biết dùng đúng cách. Chính vì thế bài viết này sẽ hướng dẫn cách dùng cũng như lưu ý với mọi người những điều cần nhớ khi thử tiểu đường bằng que. QUE THỬ TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ? Sản phẩm này có nhiều cách gọi khác nhau, chẳng hạn như que thử tiểu đường, que thử đường huyết hay que phát hiện đái tháo đường. Nó là một bộ phận trong máy đo tiểu đường có tác dụng kiểu tra nồng độ đường có trong máu. Sử dụng bằng cách chích máu đầu ngón tay máy sẽ phát hiện lượng đường huyết có trong máu có vượt ngưỡng cho phép của người bệnh hay không. Cũng như que thử thai, que thử đái tháo đường chỉ được dùng 1 lần duy nhất rồi bỏ đi. Mọi người đều có thể tự thử tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Những đối tượng đặc biệt nên chuẩn bị que thử trong nhà là người đang điều trị bằng insulin, chị em bầu bì có tiền sử tiểu đường, người tiểu đường đang có thêm một bệnh cấp tính khác, người lớn tuổi có tiền sử tiểu đường, cao huyết áp… – Lưu ý: Với những đối tượng có tiền sử tiểu đường mãn tính đang trong quá trình điều trị, nên có que thử đường huyết trong nhà và sử dụng thường xuyên định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ 2 – 4 / tháng. TÁC DỤNG CỦA QUE THỬ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Tất nhiên ai cũng hiểu que thử tiểu đường là một dụng cụ có tác dụng kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể con người, phát hiện biểu hiện của bệnh tiểu đường sớm một cách nhanh chóng. Nó còn có ý nghĩa nhiều hơn đối với những người cao tuổi hoặc ai sợ lấy máu bình thường vì chỉ chích một chút ở đầu ngón tay, thao tác nhanh gọn. Độ chính xác của que thử lên đến 99% nhờ thiết kế đặc biệt có 2 điện cực và tích hợp thêm các chức năng đo lượng acid uric trong máu, cholesterol,… Ngoài ra nó còn giúp kiểm tra đường máu nhanh tại giường của các cơ sở y tế. CÁCH SỬ DỤNG QUE THỬ ĐƯỜNG HUYẾT TẠI NHÀ Kiểm tra chất lượng thiết bị Chọn ngẫu nhiên một vài que và kiểm tra xem chúng có hoạt động tốt không. Lắp que thử vào vị trí được cố định sẵn theo bản thiết kế, nhỏ vài giọt máu vào que thử để thử. Nếu thông số dữ liệu giống nhau, chính xác thì bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng que thử. Nếu kết quả sai lệch hoặc không khớp với nhau, bạn có thể thử lại thêm vài lần hoặc đem đến cơ sở mua bán đề nghị đổi trả theo quyết định của bạn. Ngoài ra, khi mua que thử tiểu đường, bạn cần tìm hiểu rõ về chúng. Nên chọn loại được sản xuất trong nước hay ngoài nước, tốt nhất nên đọc những bài review hoặc lên diễn đàn nơi có những người cùng chung bệnh án để được tư vấn thêm. Ngoài ra cần phải chọn loại que thử đường huyết phù hợp với khí hậu Việt Nam tránh bị hư hỏng. Thời điểm kiểm tra + Nếu bạn đang sử dụng insulin khi điều trị thì cần làm xét nghiệm đường huyết 3 – 4 lần mỗi ngày trước và sau bữa ăn. Hoặc có thể đo vào trước và sau khi luyện tập, trước và sau khi ngủ vào buổi tối. + Những người điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng thuốc hoặc thực hiện các chế độ ăn uống tập luyện thì thường xuyên kiểm tra đường huyết nhiều hơn. Bởi lẽ đây là tình trạng cần được kiểm soát kỹ càng. Vào những khoảng thời gian khác nhau và thời điểm khác nhau trong ngày thì mức đường trong máu sẽ có sự chênh lệch. Thông thường nó sẽ thấp nhất khi bệnh nhân mới ngủ dậy và cao hơn khi mới xong bữa ăn. Mọi người có thể dựa vào chỉ số đường huyết chuẩn như sau để so sánh và biết bản thân mình có nguy cơ bệnh tiểu đường hay không: + Mới ngủ dậy: 90 – 130 mg/dL + Trước khi ăn: 70 – 130 mg/dL + Trước khi đi ngủ: 110 – 150 mg/dL ⇔Mức nguy hiểm: dưới 70 hoặc trên 150. Các bước thực hiện Có nhiều loại máy thử tiểu đường khác nhau nên các que thử cũng sử dụng khác nhưng về cơ bản thì chúng cũng tương tự với các bước như sau: + Rửa tay thật sạch, lau khô tay trước khi cầm dụng cụ để thực hiện + Lắp kim lấy máu vào bút thử, nếu bạn chưa rành có thể xem hướng dẫn + Điều chỉnh, chọn độ sâu của kim cho phù hợp, lắp que vào máy đo + Bóp nhẹ đầu ngón tay cần lấy máu, mục đích để máu lưu thông về + Ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay, bước này là đang lấy máu + Nhỏ giọt máu từ đầu ngón tay lên phần que thử trên máy đo, đợi vài giây + Sau vài giây thì đọc kết quả, ghi lại để theo dõi, vệ sinh dụng cụ đo Cách đọc kết quả Khi hiển thị kết quả, máy đo đường huyết sẽ phát ra âm thanh như một tiếng bíp để báo cho chúng ta biết và tiến hành đọc chỉ số đường huyết. Bạn đọc kết quả trên màn hình hiển thị số của máy và ghi chép lại để tiện theo dõi hoặc báo cho bác sĩ khi cần. Như đã nói, kết quả đo nồng độ đường huyết sẽ khác nhau tùy vào thời điểm đo trong ngày và chế độ ăn uống, dùng thuốc của bệnh nhân trong những ngày gần đó. Nếu các chỉ số quá bất thường thì hãy nói với người nhà hoặc báo cho bác sĩ để được giúp đỡ kịp thời. Xem thêm: #mintmintonline #dakhoahoancau https://dakhoahoancautphcm.vn/tri-benh-tieu-duong-bang-nhung-cach-don-gian-tu-thuc-hien-tai-nha.html