Kỹ năng giao tiếp: Khéo léo với nguyên tắc 30% Nguyên tắc 30% là gì? Theo như nguyên tắc này, với mỗi câu trả lời của mình, bạn cần chắc chắn rằng trong đó có 30% là thông tin mới. Vì sao ư? Chẳng có cuộc hội thoại nào có thể kéo dài được nếu như bạn cứ lặp đi lặp lại những thông tin đã cũ. Việc làm đó chỉ khiến cho đối phương cảm thấy tẻ nhạt, buồn chán. Và chắc chắn sẽ không có thêm một cảm xúc tích cực nào cho cả hai. Trung tâm luyện thi toán Edusmart tổng hợp Edusmart mở các lớp học thêm toán từ lớp 6-12 , học thêm vật lý 11, các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11 , học thêm toán 10, luyện thi vào 10 , học thêm toán 9, học thêm toán 8, học thêm toán 7, học thêm toán 6. Khi bạn không đưa ra thêm bất kì một thông tin gì mới, cuộc hội thoại của bạn sẽ tương đối giống với hình ảnh của một kim tự tháp. Bạn càng giao tiếp nhiều bao nhiêu, thì lượng thông tin đưa ra để trao đổi với đối phương càng ít bấy nhiêu. Tuy nhiên, nếu như cả hai đều tuân thủ nguyên tắc 30%, thì có lẽ các bạn có thể học được nhiều hơn, hiểu hơn về nhau. Đồng thời có những quãng thời gian vui vẻ và thú vị bên nhau nữa đó! Tại sao chỉ nên dừng lại ở 30%? Hãy thử tưởng tượng xem, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi ngồi nói chuyện với một người cứ thao thao bất tuyệt mãi về câu chuyện của mình? Và bạn chẳng hề có một cơ hội nào để lên tiếng? Khi đó, cuộc hội thoại ấy sẽ dần dần biến thành một cuộc độc thoại mà thôi. Tất nhiên, đối phương sẽ có cảm giác rằng bạn không biết lắng nghe. Và cũng dần cảm thấy không hứng thú với câu chuyện của bạn thêm nữa. Đưa ra thông tin từng chút một, bạn vừa có thêm nhiều điều để chia sẻ với nhau, vừa có cơ hội để cả hai đều được lên tiếng. Đó mới là cách để có một cuộc trò chuyện hiệu quả phải không? Điều kiện của nguyên tắc 30% 1. Cả hai người đều muốn tiếp tục cuộc trò chuyện Trong trường hợp người đối diện có việc cần phải đi gấp, đang gặp vấn đề về sức khỏe hay chỉ đơn giản là khi họ không muốn tiếp tục nói chuyện, thì đó là lúc nguyên tắc 30% hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Không sao cả, bạn đừng vội buồn bởi đó là những lúc thực sự không thích hợp để có thể nói chuyện vui vẻ với nhau. Hãy quay lại vào một khoảng thời gian khác. Đó là khi cả hai đã cảm thấy hứng thú hơn và sẵn sàng chia sẻ thông tin với đối phương nhé! 2. Biết đổi chủ đề khi không thể tiếp tục nói về một vấn đề quá lâu Không phải bất cứ khi nào bạn cũng có thể tìm ra một chủ đề hay để nói chuyện hay đưa ra những thông tin về bản thân. Nếu như ai đó nói rằng: “Quả táo này có vị thật tuyệt!” thì có lẽ sẽ chẳng có nhiều thông tin để bạn có thể thêm vào đó nữa. Trong trường hợp này, hãy sử dụng vốn hiểu biết mà bạn đã có về thứ mà đối phương vừa nói tới. Sau đó, nhanh chóng “lái” sang một chủ đề mới để có nhiều đất diễn hơn nhé! Thực ra, nguyên tắc 30% tưởng chừng rất khó nhưng lại vô cùng đơn giản. Chỉ cần bạn chăm chỉ luyện tập hằng ngày với những người thân xung quanh mình thì chắc chắn không lâu nữa bạn sẽ có thể tự tin giao tiếp với bất kì ai! Giao tiếp không chỉ đơn thuần là một cuộc trò truyện mà nó còn là một trong những kỹ năng công việc bắt buộc bản phải rèn luyện, khi bạn giao tiếp với mọi người tốt thì khả năng thăng tiến trong công việc sẽ cao hơn so với những người khác. Nguồn Cafebiz