Kỹ năng quản lý thời gian: Dành cho trẻ lớp 3 – lớp 5 Ở tuổi này, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ đánh giá xem trẻ đã tận dụng tốt thời gian trong ngày chưa. Từ đó, đưa ra các thay đổi cần thiết để hoàn thiện kỹ năng quản lý thời gian. Trung tâm luyện thi toán Edusmart tổng hợp Edusmart mở các lớp học thêm toán từ lớp 6-12 các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11 , học thêm toán 10, luyện thi vào 10 , học thêm toán 9, học thêm toán 8, học thêm toán 7, học thêm toán 6. Bước 1: 1. Trước hết, đề nghị trẻ điền vào chỗ trống trong các câu sau: Một ngày có… giờ. Một tuần có… ngày. 2. Nhân 2 số này với nhau để tìm ra số giờ trong tuần… (điền kết quả vào đây). 3. Câu trả lời cho câu hỏi số 3 là 168 giờ. Hoàn thành bảng dưới đây để tìm ra những việc trẻ đã làm với ngần đó thời gian. Trẻ có thể viết ra hoạt động của riêng mình ở phần để trống trong cột đầu tiên. 4. Lấy 168 trừ đi tổng số giờ trẻ thực hiện các hoạt động trong tuần để tìm ra số thời gian dư ra. Tổng số giờ dư ra là… 5. Đánh giá xem hiệu quả sử dụng thời gian của trẻ theo các mức: Kém – Khá – Tốt – Rất tốt Bước 2: Đặt mục tiêu Giờ đã đến lúc quyết định xem trẻ muốn làm gì với khoảng thời gian còn dư ra mỗi tuần. Học thổi sáo? Tham gia câu lạc bộ cờ vua? Giúp thêm việc nhà cho bố mẹ? Chuyên sâu học tập để đạt điểm cao hơn? Hãy bắt đầu bằng cách viết ra mục tiêu của trẻ. Sau khoảng 6 tuần nữa, nhắc trẻ xem xét lại các mục tiêu này. Bí quyết quản lý thời gian 1. Tự tạo lịch trình cho mình Tìm ra thời gian dành cho gia đình, bạn bè, việc học tập và các hoạt động vui chơi giải trí. 2. Trong mẫu lịch trình của mình: – Đặt riêng ra một khoảng thời gian để làm bài tập về nhà – khoảng 1 giờ/ngày – và kiên quyết thực hiện đúng số giờ đó. – Học tập ở nơi yên tĩnh, đủ sáng, không ngó nghiêng tivi, điện thoại khi chưa học xong. – Chuẩn bị sẵn giấy nháp, bút chì, gọt bút chì, tẩy cũng như các dụng cụ học tập khác ở trên bàn học. Như vậy, trẻ không mất thời gian đi lại lấy đồ. – Trẻ có thể muốn bắt đầu từ bài tập khó nhất. Bằng cách này, khi dần thấy mệt, bài khó cũng đã được “xử” xong. – Kết thúc trọn vẹn 1 bài trước khi chuyển sang bài tiếp theo. – Giải lao tranh thủ giữa các bài tập. Trẻ có thể ăn một món ăn vặt nhẹ nhàng, gọi điện thoại cho bạn hoặc xem một đoạn phim yêu thích. 3. Đặt mục tiêu và thường xuyên cập nhật danh sách này. Đừng quên làm bài tập cuối tuần nữa. Sử dụng thời gian để đảm bảo thực hiện các hoạt động cần thiết, xem xét và thậm chí, vượt mục tiêu đã đề ra. Như vậy, trẻ có thể để dành ra số giờ vượt mục tiêu này cho tuần tới. 4. Lập danh sách những việc cần làm. Hướng dẫn trẻ viết ra tất cả bài tập về nhà, việc nhà, hoạt động… trong ngày. Sau đó, đánh dấu tick (√) vào những phần việc trẻ hoàn thành. 5. Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi ngày. Dành thời gian để đọc sách mỗi tối, ngay cả khi chỉ có 10 phút. Lịch trình hàng tuần Điền vào các ô trống mọi hoạt động bạn cần làm, như bài tập và các môn thể thao. Sau đó, điền vào các ngày và thời gian khi bạn muốn bổ sung hoạt động khác. Đồng thời, nhớ làm bài tập về nhà, ngay cả khi đó là cuối tuần! Theo Teacher Vision