Loãng xương ở tuổi mãn kinh

Thảo luận trong 'Bệnh phụ khoa' bắt đầu bởi maithu, 13/3/18.

  1. maithu

    maithu New Member

    Bệnh loãng xương là bệnh lý làm xương yếu dần và gây hậu quả xương giòn và dễ gãy. Nếu bị loãng xương thì nguy cơ bị gãy xương đặc biệt là ở hông, cột sống và cổ tay rất dễ xảy ra.

    Ở độ tuổi 50 như chị, loãng xương hoàn toàn có thể xảy ra. Đó là do cơ thể đang trải qua thời kỳ mãn kinh. Thay đổi chính trong thời kỳ này là lượng hormon estrogen giảm mạnh. Khi lượng estrogen giảm sẽ làm xương mất nhanh hơn. Thực tế là trong vòng 5 năm đầu tiên sau mãn kinh một số phụ nữ vẫn có thể mất tới 25% trọng lượng xương của cơ thể và làm cho xương yếu và giòn.

    Mãn kinh là nguyên nhân thường gặp nhất gây loãng xương; nguyên nhân tiếp theo có thể do phải phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng (nơi sản xuất estrogen). Tuy nhiên, mất xương cũng có thể do bệnh khác hoặc các tác nhân khác như dùng corticoid quá liều và kéo dài, ít vận động cơ, hàm lượng canxi thấp trong khẩu phần ăn...

    Một số cách có thể giúp phụ nữ đề phòng chứng loãng xương: Đó là bổ xung canxi trong chế độ ăn hàng ngày như: hải sản, sữa…; Tập luyện thường xuyên như đi bộ, chạy… có thể giúp tăng độ bền của xương… Để khắc phục và chữa trị chứng loãng xương, chị cần đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn dùng thuốc, cách tập luyện cũng như ăn uống hợp lý.

    Nguồn: baomoi.com
     

Chia sẻ trang này