Lối sống ăn uống lành mạnh là cách khắc phục bệnh béo phì ở trẻ em tốt nhất

Thảo luận trong 'Bệnh béo phì' bắt đầu bởi kidlanguage999, 4/7/19.

  1. kidlanguage999

    kidlanguage999 New Member

    Để một đứa trẻ sơ sinh có một sự khởi đầu khỏe mạnh, Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.

    Nếu con bạn có thừa cân hay béo phì, cơ hội tốt nhất của chúng để đạt được và duy trì cân nặng bình thường là bắt đầu ăn với chế độ ăn lành mạnh và tập thể thao nhiều hơn. Dưới đây là một số bước bạn có thể dùng tại nhà để giúp trẻ đạt mục tiêu:

    Trở thành hình mẫu: chọn những thức ăn tốt cho sức khỏe và các hoạt động gải trí lành mạnh cho bản thân bạn, nếu bạn cần giảm cân, thực hiện những việc như vậy sẽ là động lực giúp con bạn làm theo.
    Cả nhà cùng thực hiện: ăn uống lành mạnh là tiền đề và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với mọi người về thể chất. Điều này giúp tránh làm trẻ bị thừa cân.
    Đối phó và hỗ trợ
    Phụ huynh đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ béo phì cảm thấy được quan tâm và đang tham gia vào việc kiểm soát cân nặng của chúng. Tận dụng mọi cơ hội để xây dựng sự tự tin của trẻ. Đừng ngại đưa ra các chủ đề về sức khỏe hay tập vận động, nhưng hãy chú ý rằng trẻ có thể hiểu nhầm sự quan tâm quá mức của bạn như là coi thường chúng. Hãy trò chuyện trực tiếp với trẻ, cởi mở và không có thái độ phê bình hay phán xét.

    Ngoài ra, hãy xem xét các vấn đề sau:

    Tránh nói đề cập đến cân nặng: những nhận xét tiêu cực của bạn về cân nặng của một ai đó hay của chính đứa trẻ có thể làm tổn thương trẻ, dù có là những ý tốt chăng nữa. Những lời nói tiêu cực về cân nặng có thể khiến bạn làm xấu hình ảnh trong mắt trẻ. Thay vào đó, nên tập trung cuộc nói chuyện vào vấn đề ăn uống lành mạnh và những hình ảnh tích cực của trẻ nếu giảm được cân.
    Hạn chế ăn kiêng và bỏ bữa: thay vào đó, khuyến khích và hỗ trợ ăn uống lành mạnh và tăng cương hoạt động thể lực.
    Tìm lý do để tăng sự cố gắng ở trẻ: khích lệ trẻ có những thay đổi hành vi nhỏ, từ tù nhưng không nên khen thưởng bằng thức ăn. Chọn cách khác để thưởng khi trẻ hoàn thành một mục tiêu nào đó, như cho trẻ chơi bowling hay đi chơi công viên.
    Trò chuyện với trẻ về cảm giác của chúng: giúp trẻ tìm cách khác hay hơn cách ăn uống để kiếm soát cảm xúc.
    Giúp trẻ tập trung vào các mục tiêu tích cực: ví dụ, đưa ra mục tiêu trẻ có thể đạp xe trong 20 phút mà không cảm thấy mệt hay có thể hoàn thành số vòng chạy theo yêu cầu trong lớp thể dục.
    Hãy kiên nhẫn: hãy tin tưởng rằng việc tập trung nhiều vào thói quen ăn uống và cân nặng của con bạn có thể dễ dàng bị phản tác dụng, dẫn đến trẻ thậm chí có thể ăn nhiều hơn hoặc có khả năng làm cho trẻ dễ bị rối loạn ăn uống hơn.
    7. Phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em
    Dù con bạn đang có cân nặng bình thường hay trong nguy cơ thừa cân, bạn có thể kiểm soát để giúp trẻ phát triển đúng hướng:

    Hạn chế hấp thu các nước uống có đường

    Cho trẻ ăn nhiều rau củ-trái cây.
    Cũng ăn cả nhà thường xuyên
    Hạn chế ăn ngoài, đặc biệt ở các cửa hàng thức ăn nhanh
    Điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp độ tuổi.
    Hạn chế xem tivi hoặc chơi game.
    Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng cho trẻ khám bác sĩ để kiểm tra ít nhất 1 lần 1 năm. Mỗi lần như vậy, bác sĩ sẽ đo chiều cao và cân nặng của trẻ, đồng thời tính chỉ số BMI. Nếu tăng chỉ số BMI hoặc trẻ nằm ở khoảng phần trăm cao hơn, trẻ có thể có nguy cơ bị thừa cân. Lúc đó, bạn có thể được tư vấn kịp thời để điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt của trẻ.

    Nuôi dạy trẻ đúng cách


    Bí quyết chăm sóc trẻ em khôn lớn
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/7/19

Chia sẻ trang này