“Thần đồng võ thuật VN”: Tinh thông Võ Đang, trở thành sư tổ của môn phái độc nhất vô nhị Sinh thời, võ sư Bùi Văn Hóa, sư tổ phái Tây Sơn Nhạn, được coi là một thần đồng võ thuật với những công phu thượng thừa. Xem thêm: https://lucky88.live/news/detail/na-uy-vs-ao-soi-keo-bong-da-hom-nay-05092020-uefa-nations-league Chưởng môn phái Tây Sơn Nhạn dùng đòn cước tuyệt kỹ làm khuynh đảo võ lâm Sài Gòn Chưởng môn võ Bình Định tung cú chỏ “thần sầu” làm đại ca giang hồ gục ngã trong nháy mắt Huyền thoại võ Việt có cú đòn “sấm sét” làm khuynh đảo võ lâm, khiến đối thủ khiếp đảm Vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20, làng võ miền Nam có một võ sư rất nổi tiếng, từng làm mưa làm gió trong giới võ lâm, được đồng đạo kính phục. Vị cao thủ này là võ sư Bùi Văn Hóa (tức Chín Hóa), sư tổ sáng lập ra môn phái Tây Sơn Nhạn. THẦN ĐỒNG VÕ THUẬT TỪNG BÍ MẬT DẠY VÕ Ở BÌNH ĐỊNH RỒI SÁNG LẬP PHÁI TÂY SƠN NHẠN Theo tiến sĩ, nhà nghiên cứu võ thuật Hồ Tường thì võ sư Bùi Văn Hóa (còn gọi là Chín Hóa) sinh năm 1894, quê gốc ở đất Bình Định, sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống võ thuật. Năm 10 tuổi ông đã nổi tiếng là thần đồng võ thuật với tư chất hơn người. Sau khi sớm làm quen với nhiều đòn thế của võ Bình Định thì từ thời trai trẻ, ông được sang Trung Quốc (năm 1904) thọ giáo võ sư nổi tiếng Trương Tùng Khê thuộc dòng dõi Trương Tam Phong để luyện tập môn phái Võ Đang. Hành trình tầm sư học đạo của võ sư Bùi Văn Hóa tại Trung Quốc kéo dài suốt hơn 1/4 thế kỷ. "Một số thành viên trong môn phái Tây Sơn Nhạn nói rằng sư tổ Bùi Văn Hóa từng theo học cả môn phái Thiếu Lâm lẫn Võ Đang của Trung Quốc. Nhưng theo tôi, võ sư Bùi Văn Hóa học của Trương Tùng Khê về Võ Đang mới đúng" – võ sư Hồ Tường nói về người sáng lập phái Tây Sơn Nhạn. Theo nhà nghiên cứu Hồ Tường thì sau khi đã trở thành một cao thủ, võ sư Bùi Văn Hóa mới quay về đất tổ Bình Định (năm 1930) với tâm nguyện truyền bá võ thuật nhưng lại bị thực dân Pháp ngăn cấm. Bất đắc dĩ, ông phải bí mật truyền dạy võ công cho thân hữu và kháng chiến quân địa phương, đồng thời hoàn thiện phương pháp sử dụng Đao (mã tấu), Côn (tầm vông). Học trò đầu tiên của võ sư Bùi Văn Hóa tại đất Bình Định là Lưu Văn Liễn (Ba Liễn). Năm 1945, võ sư Bùi Văn Hóa cùng đại đệ tử Lưu Văn Liễn rời Bình Định vào Sài Gòn. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân kháng chiến, võ sư Chín Hóa mở lớp huấn luyện cấp tốc phương pháp sử dụng mã tấu (đao), tầm vông, những bài quyền cơ bản cho hàng trăm kháng chiến quân... Những người này sau khóa huấn luyện đã tỏa về các chiến khu dạy lại kỹ thuật chiến đấu cho quân dân Nam Bộ. Ngoài chiến đấu bằng binh khí thì võ sư Chín Hóa được đánh giá rất cao ở khả năng chiến đấu tay không, đặc biệt là 10 thế đánh bằng cùi chỏ cực kỳ ảo diệu. Ông đã dạy cho các đệ tử đủ 10 thế đánh cùi chỏ một cách rất thành thục để có thể áp dụng vào chiến đấu. Về sau, những đệ tử của võ sư Chín Hóa đã sáng tạo ra nhiều thế võ thường được chiến sĩ tự vệ Sài Gòn - Chợ Lớn sử dụng khi chiến đấu khiến giặc Pháp "táng đởm kinh hồn". Có thể kể tới một số gương mặt nổi bật như Nhất Hổ (Lý Phi Sơn Hổ) với lối đánh bạo liệt như hổ vồ mồi; Tám Miêu (Nguyễn Văn Miêu) có độc chiêu rình rập rồi bất thần hạ đối thủ trong nháy mắt; Tư Tính (Nguyễn Văn Tính) với đòn "gối bay" mạnh như giông bão khiến đối thủ phải kinh hoàng Theo tiến sĩ Hồ Tường thì trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, một trong những vũ khí lợi hại của quân dân miền Nam là mã tấu. Chính võ sư Chín Hóa là người đã có công lớn hoàn thiện kỹ thuật sử dụng vũ khí này để phổ biến cho quân dân. Năm 1946, nhằm tôn vinh truyền thống hào hùng của quê hương Bình Định, võ sư Bùi Văn Hóa đã lấy biệt danh là Tây Sơn Nhạn, mở lớp dạy võ tại trường Chợ Quán (nay là trường Kim Đồng, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM) thu nạp hàng ngàn môn sinh. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự ra đời của môn phái Tây Sơn Nhạn. Võ đường Tây Sơn Nhạn của đại sư Chín Hóa ngày càng lớn mạnh. Vào thời kỳ hoàng kim, chỉ riêng tại trung tâm Sài Gòn, Tây Sơn Nhạn có hệ thống 6 võ đường, hàng ngàn môn sinh. Trong hai thập niên 1960 - 1970, Tây Sơn Nhạn là "võ hiệu" nổi tiếng, chuyên đào tạo đấu sĩ thượng đài, ghi dấu ấn rất lớn trong lòng người yêu võ thuật. Tại Chợ Quán, lớp môn đệ đầu tiên tại Sài Gòn của võ sư Bùi Văn Hóa nổi tiếng có Nguyễn Văn Mách (Mười Mách – người về sau trở thành Chưởng môn đời thứ 2 của phái Tây Sơn Nhạn) và Tiểu La Thành. Lớp kế tiếp có môn đệ nổi tiếng là Đặng Văn Anh (sau này là võ sư Kim Kê). TUYỆT KỸ MAI HOA QUYỀN "Tôi từng trao đổi với võ sư Kim Kê, một trong những đại đệ tử của võ sư Chín Hóa thì võ sư Kim Kê cũng khẳng định rằng Mai Hoa Quyền là bài quyền trấn môn duy nhất của môn phái Tây Sơn Nhạn. Chính võ sư Kim Kê đã được võ sư Bùi Văn Hóa trực tiếp chỉ dạy bài Mai Hoa Quyền, cho nên cho đến tuổi 60 (năm 1979) nhưng võ sư Kim Kê cũng chỉ nhớ duy nhất bài Mai Hoa Quyền do sư tổ chỉ dạy mà thôi. Cái độc đáo là ở chỗ, võ sư Chín Hóa chỉ dạy cho học trò đúng một bài Mai Hoa Quyền thôi, nhưng phân tích cực kỳ chi li, cặn kẽ đến từng đòn, từng thế. Chương trình dạy của các võ sư Nguyễn Văn Mách và Nguyễn Minh Thành tuy có phát triển từ thấp lên cao, nhưng về quyền pháp cũng chỉ dạy duy nhất bài Mai Hoa Quyền, không thêm bài quyền hay binh khí nào cả" – võ sư Hồ Tường nói về tuyệt kỹ nổi bật nhất của phái Tây Sơn Nhạn. Trong chương trình huấn luyện tại võ đường Tây Sơn Nhạn của võ sư Chín Hóa và võ đường của các học trò như võ đường Nguyễn Văn Mách, võ đường Nguyễn Minh Thành… đều chỉ dạy cho học trò duy nhất bài Mai Hoa Quyền. "Tấn pháp của bài Mai Hoa Quyền vững chắc như núi Thái Sơn. Đòn thế được tung ra uy lực dũng mãnh, uyển chuyển, linh hoạt biến hóa, phối triển cương nhu. Các đòn thế trong bài Mai Hoa Quyền khi công hãm thì quyết liệt dũng mãnh, khi phòng thủ kín kẽ vững chắc, lúc tấn thối, công thủ cân đối nhịp nhàng, đòn thế phân minh. Động tác của Mai Hoa Quyền phù hợp với câu thiệu rõ ràng, mạch lạc. Bài Mai Hoa Quyền còn kết hợp âm dương vận theo ngũ hành - bát quái. Ngay từ câu thiệu đầu cho đến hết câu cuối, người diễn bài Mai Hoa Quyền luôn trở về đúng chỗ đã khởi bài. Cái hay là ở chỗ, chính các võ sư Bùi Văn Hóa, Nguyễn Văn Mách, Nguyễn Minh Thành… đều đã phân tích bài Mai Hoa Quyền thành từng đòn, từng thế mà dạy cho môn sinh. Qua tháng năm, các đòn thế đó ngày một biến hóa giúp cho người tập môn võ Tây Sơn Nhạn vừa thấy lý thú, vừa thấy được hiệu nghiệm trong tự vệ và thực chiến. Từ đó để thấy rằng, điều quan trọng trong luyện võ là cần "tinh" (biết ít mà chuyên luyện) hơn là cần "đa" (biết nhiều thứ mà thiếu luyện), bởi trong nghề võ phải biết câu "trăm hay không bằng tay quen" vậy!" - nhà nghiên cứu Hồ Tường phân tích về bài Mai Hoa Quyền.