Lucky88 đưa tin: Bóng đá Việt Nam tiêu cực liên miên, SEA Games cũng bán độ: Hiệu ứng từ cơn giận củ

Thảo luận trong 'Cần mua' bắt đầu bởi tranhoang, 17/12/19.

  1. tranhoang

    tranhoang Active Member

    Trước nhiều biến cố tiêu cực, có hai cơn giận của các ông bầu sau này đã làm thay đổi bóng đá Việt Nam, đó là phát triển hệ thống đào tạo trẻ của bầu Đức và chuyên nghiệp hóa Giải Vô địch Quốc gia của bầu Kiên

    Xem thêm: Ca cuoc bong da

    Hai sự việc được xem là đình đám nhất trong giai đoạn đầy thăng trầm của bóng đá Việt Nam (BĐVN) từ những năm 2007 đến 2012, đó là sự ra đời của Học viện Bóng đá HAGL JMG và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) được thành lập. Đó là cái gốc cần thiết để định hình lại BĐVN, hướng đến giấc mơ "hóa rồng" ở các cấp độ đội tuyển.
    Bỏ đua V-League đi "trồng người"
    Năm 2007, BĐVN trải qua giai đoạn đầy thất vọng trước thời điểm HLV Henrique Calisto dẫn dắt tuyển Việt Nam. Vụ bán độ lịch sử năm 2005, cộng thêm thành tích thất bát của U23 Việt Nam ở SEA Games 2007 hay đội tuyển Quốc gia ở AFF Cup 2006 đã khiến người hâm mộ mất niềm tin lớn vào Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Trong khi đó, V-League trở thành mảnh đất màu mỡ để các ông bầu đổ tiền để đua tranh ngôi vô địch. Các khoản thưởng khổng lồ, những thương vụ hợp đồng bạc tỉ, tất cả tạo nên sự trái ngược so với giá trị mà các đội tuyển quốc gia mang lại cho người yêu bóng đá nước nhà.
    Trong lúc các đại gia đua nhau đọ tiền mua "sao số" thì ông bầu phố núi lại bất ngờ lui về phía sau, dù mới trước đó vài năm, HAGL còn 2 lần liên tiếp vô địch với đội hình "dream-team" do danh thủ Thái Lan Kiatisuk dẫn đầu. Chứng kiến việc bị dư luận chế giễu những thất bại liên tiếp của tuyển Việt Nam trong khi Giải Vô địch Quốc gia (VĐQG) lại vung tiền vô tội vạ, ông bầu Đoàn Nguyên Đức của HAGL rất bức xúc. Suy nghĩ của bầu Đức lúc đó thay đổi hoàn toàn: "Thay vì mua ngôi sao các nước, tại sao chúng ta không tạo ra ngôi sao?".
    Năm 2007, Học viện HAGL Arsenal JMG chính thức được thành lập, gây chấn động cả nước khi được quảng bá hợp tác với CLB lừng danh thế giới Arsenal. Ngoài ra, cơ sở vật chất cũng như điều kiện đạt tiêu chuẩn châu Âu, học viện này cũng tổ chức đợt tuyển sinh rầm rộ, khiến người yêu BĐVN chờ đợi và hy vọng. Thực tế, khoản tiền bầu Đức đầu tư bóng đá trẻ chưa là gì so với các ông bầu khác nhưng rồi 7 năm kể từ ngày HAGL JMG hình thành, bầu Đức hân hoan trình làng lứa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường... ở U19 Việt Nam. Khi các tài năng trẻ gây sốt khắp cả nước và thậm chí trở thành điển hình của đào tạo trẻ của bóng đá Đông Nam Á, thì các ông bầu từng một thời huy hoàng ngày trước đã rủ nhau chia tay bóng đá vì không chịu nổi sự khủng hoảng nghiêm trọng của giải VĐQG, khi bóng ma tiêu cực, cá độ và đạo đức sân cỏ đi xuống, vì giải tổ chức thiếu chuyên nghiệp.
    Phát pháo lịch sử của bầu Kiên
    Tại lễ tổng kết V-League 2011, ông bầu Nguyễn Đức Kiên của CLB Hà Nội đã bất ngờ đăng đàn, chỉ trích hàng loạt bê bối tồn tại ở giải VĐQG, đồng thời quy toàn bộ trách nhiệm cho một loạt cá nhân tại VFF. Phát biểu đó được ví như một phát pháo lệnh, chỉ ra một thực tế là VFF không đủ năng lực điều hành V-League và rất cần kíp phải cho ra đời một đơn vị tổ chức độc lập theo mô hình chuyên nghiệp mà các giải bóng đá quốc tế đã làm từ lâu.
    Sau đó không lâu VPF ra đời, nhận nhiệm vụ tổ chức V-League và Giải Hạng nhất Quốc gia từ mùa giải 2012. Các CLB cũng chính là cổ đông, từ đó sẽ giúp hạn chế sự can thiệp trực tiếp từ VFF. Sau 7 năm hình thành và phát triển, VPF đã duy trì được sự ổn định, dù còn nhiều bất cập trong khâu tổ chức nhưng về lâu dài càng đi vào guồng chuyên nghiệp hóa.
    Cuộc cách mạng bóng đá trẻ
    Từ sự ra đời của lò đào tạo trẻ HAGL hay việc thay đổi quyền tổ chức giải VĐQG, có thể thấy cơn giận của bầu Đức hay bầu Kiên là một phần tạo nên nguồn cảm hứng để cho BĐVN phát triển. Đặc biệt, các lò đào tạo trẻ khác trong cả nước học tập và mạnh dạn đầu tư cho công tác đào tạo trẻ. Đến bây giờ, bóng đá Việt Nam đang có 4 trung tâm đào tạo trẻ có chất lượng tương đương nhau, đó là HAGL, Hà Nội T&T, PVF và Viettel.
    4 trung tâm đào tạo trẻ này đều là sản phẩm của 4 tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam, thế nên từ cơ sở vật chất cho đến chất lượng là cực tốt. Các cầu thủ được thi đấu quốc tế thường xuyên và được các danh thủ hàng đầu huấn luyện. Cuộc chiến của các ông bầu hàng đầu Việt Nam bây giờ không còn là cuộc đua mua ngôi sao nữa, mà là cuộc đua đào tạo ngôi sao. Nếu như Học viện HAGL JMG cho ra đời lứa Công Phượng chinh phục hoàn toàn người hâm mộ, thì các học viện còn lại là PVF, Viettel, Hà Nội T&T cũng cho ra đời những lứa kế cận đang chơi tưng bừng, mới nhất là giành tấm HCV SEA Games đầu tiên trong lịch sử.
    Cuộc cạnh tranh mới ấy giữa các ông bầu có tâm huyết đang mang lại tín hiệu tích cực, đưa trình độ BĐVN tiệm cận trình độ của châu lục. Đặc biệt vai trò của bầu Đức, khi ông là người đã mang HLV Park Hang-seo về với bóng đá Việt Nam, để rồi trong 2 năm qua, cả châu Á phải chú ý đến một "con Rồng" mới trong làng túc cầu châu lục.
     

Chia sẻ trang này