Lucky88 đưa tin: Chuyện ít kể về nghề Caddie ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Cần mua' bắt đầu bởi tranhoang, 16/7/21.

  1. tranhoang

    tranhoang Active Member

    Caddie trở thành một nghề, và là những người không thể thiếu với cả golf nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. Khi mà golf phát triển, thì trình độ của Caddie cũng phải được đẩy lên cao để đáp ứng cuộc chơi.

    Xem thêm: Kèo chấp nửa trái? Kèo chấp 1/2 là gì? Kèo 0,5 là ntn?

    Nghề làm dâu trăm họ

    Trong sân golf thì Caddie (hay còn gọi là Caddy) là người hỗ trợ cho những người chơi chính. Caddie có nhiệm vụ kéo xe chở bộ gậy golf nặng gần 15kg theo các golfer chinh phục từ hố golf đầu tiên đến hố thứ 18. Ngoài ra, các Caddie cũng tư vấn cho người chơi những cú đánh, chọn gậy, ước lượng khoảng cách, sức gió, ghi điểm...

    Với những golfer mới chơi, thì vai trò của Caddie là rất quan trọng. Nhiều golfer thậm chí còn thừa nhận họ học được rất nhiều từ các Caddie.

    Chuyện ít kể về nghề Caddie ở Việt Nam - 1Nhấn để phóng to ảnhCaddie giúp người chơi có thành tích tốt nhất.
    Caddie đôi khi không chỉ là bạn đồng hành của golfer mà có lúc là người hướng dẫn golfer đánh gậy như thế nào và hướng gậy ra sao vì Caddie là người nắm rõ địa hình của sân, đoán được hướng của gió, phán đoán khoảng cách từ bóng đến hố cờ, đọc line cho golfer khi bóng trên green. Caddy còn là người nhìn được hướng bóng có thể nhắc và hỗ trợ golfer trong những tình huống bất ngờ.

    Với golf chuyên nghiệp, Caddie được nâng tầm, trở thành một cặp ăn ý trên sân golf. Có rất nhiều những Caddie là bố, mẹ, vợ, chồng, bạn thân… của các golfer.

    Tuy nhiên, dù các Caddie có tốt như thế nào thì với đai đa số người chơi golf, vẫn xem đây là nghề làm dâu trăm họ. Với mỗi golfer một tính cách khác nhau, caddie luôn phải cố gắng làm hài lòng họ bất kể xảy ra tình huống gì.

    Anh Trần Khanh - một Caddie có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại sân Tân Sơn Nhất, chia sẻ: "Có golfer thích sự thấu hiểu từ Caddie trong quá trình phục vụ, có golfer thích sự im lặng, cũng có golfer thích nhận được sự phục tùng các Caddie… Nếu gặp được các golfer thân thiện, cởi mở, thấu hiểu và trân trọng sự vất vả phục vụ của caddie trên sân thì đó luôn là sự may mắn với họ".

    Chuyện ít kể về nghề Caddie ở Việt Nam - 2Nhấn để phóng to ảnhSự vất vả của Caddie trên sân golf.
    Cũng theo anh Trần Khanh, bên cạnh những golfer xem Caddie như những người bạn, không có thái độ "bề trên" trong suốt quá trình thi đấu hoặc tập luyện thì cũng có không ít trường hợp các golfer mất bình tĩnh khi đánh bóng hỏng, thua trận và sẵn sàng trút cơn giận dữ của bản thân lên các Caddie.

    Để có thể làm hài lòng các "thượng đế", đội ngũ Caddie ở mỗi sân golf đều được đào tạo bài bản, được thực hành nhiều tình huống để không bị "vấp" trên thực tế.

    Nhìn chung, đã là nghề làm dâu trăm họ, thì Caddie chịu nhiều thiệt thòi hơn là những gì nhận được về mình. Họ phải hoạt động trước, trong và sau một trận golf. Khi trời nắng hay mưa, một Caddie cũng phải lấy ô che cho người chơi. Trên sân golf, bất cứ ai cũng có thể bắt gặp những Caddie ăn mặc kín mít từ đầu tới chân, để tránh ánh nắng và thuốc bảo vệ cỏ.

    Theo một thống kê, khoảng 70% người theo nghề Caddie không xác định sẽ làm lâu dài họ chỉ muốn kiếm một khoảng tiền để làm vốn và bắt đầu làm nghề khác nhẹ nhàng hơn.

    Nghề Caddie chỉ tồn tại từ 3 đến 5 năm. Tính chất công việc phải di chuyển rất nhiều và liên tục khiến cho sức khỏe dần đi xuống, chân không còn đi nổi.

    Thu nhập nhờ được "bo"

    Khi được hỏi về tiền lương sau mỗi ngày làm việc vất vả từ sáng tới tối, các Caddie đều thở dài. Rất ít Caddie có mức lương có thể "sống khỏe", và họ chỉ có thể nuôi được bản thân, gia đình khi có thêm tiền "bo", hay còn gọi là "tip" của người chơi.

    Hiện nay, các mức "bo" trung bình của các golfer cho Caddie ở mức 300-500 nghìn đồng. Hiếm khi nào các Caddie nhận được tiền "bồi dưỡng" lên tới triệu đồng, trừ khi gặp phải người chơi là một đại gia hào phóng. Như vậy, nếu làm chăm chỉ cả tháng, thì thu nhập của các Caddie cũng tương xứng với công sức mà họ bỏ ra.

    Chuyện ít kể về nghề Caddie ở Việt Nam - 3Nhấn để phóng to ảnhCaddie thu nhập nhờ tiền "bo" của người chơi.
    Mặc dù tiền "tip" là nguồn thu nhập chính nhưng các Caddie cũng cho biết, không phải golfer nào cũng được nhiều, thậm chí có người còn cố tình quên. Khi gặp những người chơi như này, dĩ nhiên Caddie chỉ chấp nhận chứ cũng không có quyền phản ứng hay đòi hỏi.

    Khi mà các Caddie tới tầm chuyên nghiệp, thì chuyện tiền "bo" càng là vấn đề được quan tâm. Dù muốn dù không, Caddie cũng phải học cách kiềm chế cảm xúc, không so bì khách này khách khác.

    "Mình luôn cố gắng phục vụ chuyên nghiệp nhất có thể. Khách tip ít, tôi sẽ xem lại cách phục vụ của mình để cải thiện. Theo kinh nghiệm của tôi thì các Caddie cứ nhiệt tình, trách nhiệm, tận tâm với công việc chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng", một Caddie ở sân Đà Nẵng cho hay.

    Caddie không chỉ là trên sân golf

    Nghề Caddie thường là các cô gái trẻ, có ngoại hình, độ tuổi từ 19-25. Vì vậy, câu chuyện "kiều nữ và đại gia" vẫn thường được các Caddie truyền tai nhau.

    Việc một golfer và Caddie có hẹn riêng sau 18 hố golf là hoàn toàn có thể xảy ra ở bất cứ giải đấu nào, sân golf nào. Đây chính là câu chuyện hậu trường ít người biết tới nghề Caddie.

    Dĩ nhiên, việc golfer và Caddie có hẹn hò với nhau luôn được giữ kín đáo, bởi đây là câu chuyện nhạy cảm, tế nhị. Hiện nay, có rất nhiều sinh viên đi làm thêm bằng nghề Caddie, và đây cũng là cơ hội để họ tiếp cận với giới doanh nhân, những ông chủ công ty, tập đoàn…

    Ở chiều ngược lại, với những Caddie có bản lĩnh, thì việc bị người chơi mời đi "tăng hai" không dễ, thậm chí còn bị nhận những ánh mắt, những câu từ chối rất phũ ngay trên sân golf, trước sự chứng kiến của nhiều người chơi khác.
     

Chia sẻ trang này