Lucky88 đưa tin: Đội tuyển Việt Nam cần học hỏi cách sử dụng nhân sự của Indonesia, Thái Lan

Thảo luận trong 'Cần mua' bắt đầu bởi tranhoang, 25/3/24.

  1. tranhoang

    tranhoang Active Member

    Nhờ sự khôn ngoan trong cách sử dụng nhân sự, Indonesia liên tục đánh bại đội tuyển Việt Nam còn Thái Lan gây sốc khi cầm hòa Hàn Quốc ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á.
    Các đội tuyển Việt Nam được dẫn dắt bởi HLV Philippe Troussier, gồm đội tuyển U23 quốc gia và đội tuyển quốc gia liên tục thua Indonesia, đặc biệt là thua ở các pha tranh chấp tay đôi và bóng bổng.

    Xem thêm: Nhận định bóng đá tài xỉu

    Với cách thủng lưới lặp đi lặp lại như thế, hẳn không phải là sự ngẫu nhiên. Ví dụ như các đội bóng của HLV Troussier thường xuyên để thua từ các tình huống ném biên của đội bóng xứ vạn đảo, đó không còn là rủi ro hay lỗi cá nhân thông thường, mà đó là điểm yếu và lỗi hệ thống.

    Đội tuyển Việt Nam cần học hỏi cách sử dụng nhân sự của Indonesia, Thái Lan - 1
    Đội hình của HLV Troussier có xu hướng thấp dần đều (Ảnh: Mạnh Quân).

    Ví dụ, 4 trong số 5 hậu vệ của đội tuyển Việt Nam ở trận đấu với Indonesia rất thấp. Ngoài trung vệ Bùi Hoàng Việt Anh (cao 1m85), những người còn lại bất lợi lớn về thể hình: Hai hậu vệ biên Phạm Xuân Mạnh và Võ Minh Trọng chỉ cao khoảng 1m70, trung vệ Bùi Tiến Dũng cao 1m76, còn trung vệ Phan Tuấn Tài cao 1m72.

    Ngay phía trên họ, tiền vệ phòng ngự Thái Sơn cũng chỉ cao khoảng 1m70. Trên thế giới, thỉnh thoảng vẫn có trường hợp 1-2 cầu thủ phòng ngự bất lợi về thể hình, nhưng nguyên cả hệ thống bất lợi về chiều cao là chuyện hiếm.

    Quay sang các đội bóng láng giềng của đội tuyển Việt Nam, cụ thể là đội thường xuyên đánh bại chúng ta trong thời gian gần đây Indonesia, cùng đội mạnh nhất Đông Nam Á Thái Lan, họ có phương án sử dụng nhân sự khác hẳn.

    Indonesia cũng có những cầu thủ nhỏ con, như các tiền vệ tấn công Egy Maulana, Marselino Ferdinan, Witan Sulaeman, hậu vệ cánh trái Pratama Arhan (người ném biên, góp công lớn vào pha ghi bàn của Indonesia trước đội tuyển Việt Nam tối 21/3). Những cầu thủ này cũng chỉ cao trên dưới 1m70.

    Tuy nhiên, ở những vị trí cần phải tranh chấp, những vị trí chơi theo "trục dọc" (trung vệ - tiền vệ trung tâm - trung phong), Indonesia sử dụng toàn cầu thủ cao to: Jay Idzes (1m90), Justin Hubner (1m87), Rizky Ridho (1m82), Ivar Jenner (1m86), Rafael Struick (1m85). Đặc biệt, hàng phòng ngự của họ rất cao lớn, rắn chắc.

    Ads (0:04)
    Đội tuyển Việt Nam cần học hỏi cách sử dụng nhân sự của Indonesia, Thái Lan - 2
    Đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Troussier phòng ngự bóng bổng rất kém (Ảnh: Lâm Anh).

    Nếu cho rằng Indonesia có nhiều cầu thủ nhập tịch nên đương nhiên họ sẽ to cao, thì nhìn sang người láng giềng Thái Lan, đội bóng này đối đầu với Hàn Quốc sử dụng đội hình đa số thuần nội, họ cũng rất coi trọng đến khâu thể hình của những cầu thủ chơi theo "trục dọc".

    Khi Thái Lan làm khách ở sân vận động Seoul World Cup vào ngày 21/3 vừa rồi, họ dùng cặp trung vệ Pansa Hemviboon (1m90), Suphan Thongsong (1m83), tiền vệ trung tâm Weerathep Pomphan (1m81), trung phong Supachai Chaided (1m85).

    Thậm chí Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) Madam Pang còn mở đường cho trung vệ từng bị kỷ luật Jonathan Khemdee (cao 1m90) trở lại đội tuyển, ở trận đấu với Hàn Quốc. Chỉ có điều giờ chót, HLV Masatada Ishii (người Nhật Bản) không triệu tập cầu thủ này.

    Quan điểm của giới chuyên môn tại Thái Lan rất rõ ràng, muốn trụ vững trước đội tuyển Hàn Quốc mạnh mẽ về thể lực, các cầu thủ Thái Lan trước tiên cũng phải mạnh mẽ về thể lực, phải tranh chấp ở mức gần bằng đội bóng xứ Hàn.

    Dĩ nhiên, chuyện thắng hay thua sau đó còn phụ thuộc vào chất lượng kỹ thuật, khả năng vận hành chiến thuật, phong độ ở thời điểm bóng lăn của cầu thủ đôi bên. Nhưng trước tiên phải tranh chấp được bóng, kể cả tranh chấp được bóng bổng, mới giảm thiểu nguy cơ bị thủng lưới.

    Đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier thường xuyên trở thành nạn nhân của những pha tranh chấp thất bại, những bàn thua đến từ những tình huống bóng bổng, cũng xuất phát từ chuyện thể hình.

    Một điểm đáng tiếc nữa, bóng đá Việt Nam những năm trở lại đây không thiếu những cầu thủ có thể hình tốt, có chuyên môn giỏi. Giới chuyên môn và giới truyền thông trong nước nhiều lần nhắc tên những người này, như trung vệ Thành Chung (1m82), Thanh Bình (1m83), hậu vệ phải Hồ Tấn Tài (1m80), tiền vệ trung tâm Đức Chiến (1m83)…

    Tuy nhiên, thật lạ ở chỗ khi vào các giải đấu chính thức, các trận đấu chính thức, HLV Troussier lần lượt loại hết những người này.

    Bóng đá ngày nay ngày càng diễn ra với tốc độ cao hơn, va chạm mạnh hơn (khẩu hiệu của phong trào Olympic là "Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn"), trong khi đội hình của vị HLV người Pháp ngày càng có xu hướng thấp bé dần đều.
     

Chia sẻ trang này