Mẹ Ấn chia sẻ quan điểm về chữ viết, cách dạy con tập viết

Thảo luận trong 'Cần bán' bắt đầu bởi thanhtruchn1, 17/8/19.

  1. thanhtruchn1

    thanhtruchn1 Member

    Mẹ Ấn chia sẻ quan điểm về chữ viết, cách dạy con tập viết
    Bài viết chia sẻ cách nhìn nhận của một người mẹ Ấn Độ về tầm quan trọng của chữ viết. Trong đó, cô đưa ra những điểm cần lưu ý để chuẩn bị tốt cho con trước khi bắt đầu viết chữ.

    Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp:

    Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11, học thêm toán 10, học thêm toán 9 , luyện thi vào 10, học thêm toán 8 , học thêm toán 7, học thêm toán 6.

    Chữ viết là gì?
    Chữ viết là một kỹ năng vận động tinh, tương tự vẽ, tô màu…

    Với bé sơ sinh, khóc và bú mẹ đến một cách tự nhiên. Khi lớn dần lên, bé học cách cười, lẫy, bò và đi. Mỗi lần làm được điều gì đó mới mẻ, lại có những đường mòn thần kinh được tạo ra. Ký ức được lưu trữ. Không lâu sau đó, các hoạt động trở thành tự động. Chữ viết cũng là kết quả của quá trình ký ức và kiến thức được lưu trữ như vậy. Chắc hẳn nhiều cha mẹ chưa bao giờ nghĩ đến chữ viết như một nhiệm vụ phức tạp đến thế.

    [​IMG]

    Độ tuổi thích hợp để trẻ bắt đầu viết chữ?
    Trên thực tế, rất cần hiểu rằng, nếu một đứa trẻ không thể tự chăm sóc bản thân trước khi lên 5, thật khó để trẻ tập viết. Trước 5 tuổi, trẻ nên biết cài cúc áo, mở cửa, cầm bút sáp màu, mặc/cởi quần áo. Một khi đã vượt qua giai đoạn thực hiện các kỹ năng vận động tinh này, trẻ đã sẵn sàng để viết.

    Khi trẻ bắt đầu học, trẻ sẽ viết các nét chữ nguệch ngoạc và cỡ lớn. Do đó, hãy thật kiên nhẫn và không ép trẻ phải tập viết khi còn quá nhỏ.

    Có rất nhiều yếu tố cần quan tâm trước khi bắt đầu dạy viết cho con. Các bé gái có xu hướng thích viết chữ thảo (các chữ có nét móc nối vào nhau từ đầu đến cuối) hơn so với bé trai. Các bé trai cũng gặp nhiều khó khăn để duy trì chữ viết ngay ngắn, rõ ràng so với bé gái.

    Cần chuẩn bị những gì trước khi trẻ bắt đầu tập viết?
    1Tư thế

    Bàn chân trẻ phải đặt bằng trên mặt đất; thân thẳng và đầu không gục xuống trang giấy. Kiểu gục đầu khi viết là dấu hiệu của thị lực kém hoặc một số khó khăn khác.

    2Cầm bút bằng 3 ngón tay
    Dùng ngón cái và ngón trỏ cầm bút. Thân bút tựa vào ngón giữa một cách vững chắc. Sử dụng bút chì ngắn hơn khi bắt đầu dạy trẻ viết. Bé thuận tay phải cầm bút ở vị trí gần đầu bút hơn so với bé thuận tay trái.

    3Góc đặt trang giấy/vở đúng:
    Trang giấy/vở đặt trên bàn nghiêng một góc 30-45 độ. Trẻ thuận tay trái, cạnh trên cùng trang giấy hướng về bên phải và ngược lại với trẻ thuận tay phải. Trẻ nghĩ rằng, đặt giấy/vở thật thẳng trên bàn là đúng nhưng không phải như vậy.

    [​IMG]



    4Bắt đầu bằng việc tô chữ:
    Nối các chấm để tạo thành nét chữ và chữ cái sẽ là khởi đầu phù hợp cho trẻ khi luyện chữ viết.

    5Các quãng nghỉ có ý nghĩa quan tr���ng
    Trẻ luyện viết trong 25 phút. Sau đó, nghỉ 5 phút. Trong thời gian nghỉ, đề nghị con thực hiện một số động tác thể dục để thư giãn ngón tay, cổ tay và cơ thể.

    6Đảm bảo độ sáng thích hợp
    Ánh sáng phù hợp sẽ giúp giảm căng, mỏi mắt. Không những thế, nó còn có tác dụng kích thích tinh thần trẻ. Bất cứ khi nào có thể, tận dụng ánh sáng tự nhiên.

    7Vị trí ngồi của bạn
    Khi hướng dẫn con tập viết, hãy ngồi bên phải con nếu trẻ thuận tay trái, còn bạn thuận tay phải. Ngồi bên trái con nếu bạn thuận tay trái và con thuận tay phải.

    Cần làm gì để tăng cường sức mạnh ngón tay trẻ?
    Hướng dẫn con thực hiện các hoạt động sau và kiên trì tập cùng trẻ nếu được:

    • Bóp một quả bóng mềm
    • Nhào một quả bóng bằng đất nặn
    • Dùng một ngón tay lăn một viên bi
    • Xoay cổ tay
    • Xâu chuỗi vòng hạt to
    • Siết chặt nắm tay rồi thả lỏng ra
    • Dùng ngón cái và ngón trỏ nhặt những vật nhỏ cho vào hộp.
    Theo Parentune
     

Chia sẻ trang này