Cây nữ lang (sì to) là một trong những loại dược liệu tự nhiên, được khai thác và sử dụng hàng trăm năm trước. Loại cây này có nhiều tác dụng đặc biệt trong việc chữa bệnh mất ngủ, đau dạ dày, hỗ trợ chức năng tim mạch,… Tuy nhiên, cây nữ lang cũng cần phải dùng đúng cách thì mới đảm bảo mang lại hiệu quả cao. Nào! Hãy cùng xem ngay các thông tin liên quan đến cây nữ lang ngay bên dưới nhé! NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÂY NỮ LANG Cây nữ lang còn được biết với tên gọi khác là cây sì to, tên khoa học là Valeriana hardwickii. Loại cây này thuộc họ nữ lang. Cách đây hàng trăm năm, người dân tộc Mèo ở vùng núi cao Tây Bắc đã sử dụng câu nữ lang để làm các bài thuốc an thần, trị mất ngủ. Không chỉ có vậy, loại cây này còn được áp dụng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau: đau dạ dày, tim mạch, gan, thận,… Phân loại cây nữ lang Tại Việt Nam, hiện có hai loại cây nữ lang đang được thu hoạch và sử dụng để chữa bệnh, đó là: ⇒ Nữ lang lá tim: loại cây này sống quanh năm, cao khoảng 25 – 30cm, rễ mập, có khoanh tròn đỏ do vết tích của cuống lá. Lá của cây nữ lang nay thường mọc từ gốc, phiến lá hình tim, hai mặt có lông mịn, cuống lá dài 20 – 25cm. Hoa của cây nữ lang lá tim thường mọc thành chùm, màu trắng, quả bé và dẹt. ⇒ Nữ lang lá kép: loại này cao hơn, từ 1 – 1,5m, thân nhẵn, có lông ở đốt và cả dưới gốc. Lá của nữ lang lá kép thường sẽ rụng trước khi ra quả. Lang nữ lá kép thường có hoa màu trắng, quả bé dẹt và thường có vào tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Thân rễ của cây dài khoảng 5cm, đường kính từ 6 – 12cm, màu nâu. Nơi phân bố của cây Nữ lang Cây nữ lang thường mọc nhiều tại các khu vực núi cao trên 1000 mét, là loại cây bản địa sống lâu năm ở châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ. Tại Việt Nam, loại cây này phân bố nhiều tại các vùng núi phía bắc như: Sapa, Yên Bái, Lai Châu,…. Ngoài ra, còn một số nơi khác ở miền Nam như Đà Lạt, Lâm Đồng. Công dụng của cây nữ lang Cây nữ lang có phần rễ chứa nhiều tinh dầu. Cùng với đó là những chất vô cơ, gluxit, axit hữu cơ, lipt, sterol, tanin,… Loại cây này có những tác dụng tuyệt vời như: → Tác dụng an thần, điều trị mất ngủ rất tốt. → Chống co giật. → Điều trị viêm loét dạ dày. → Tác dụng giãn rộng, tăng sự lưu thông mạch máu ở động mạch vành, hỗ trợ chữa trị các bệnh lý tim mạch, thiếu máu cơ tim,… → Các thành phần trong cây nữ lang có tác dụng bảo vệ tế bào gan, hỗ trợ điều trị cho người bị viêm gan B Ngoài ra, cây nữ lang còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, cải thiện hội chứng chân tay bồn chồn, giảm viêm và tăng sức chống oxy hóa cho người mắc bệnh Pakinson. Từ những công dụng trên, các đối tượng có thể sử dụng cây nữ lang đó là: người bị mất ngủ, người bị bệnh động kinh, co giật, loạn thần, người bị viêm dạ dày, bệnh nhân hẹp động mạch vàng, hội chứng tim mạch tắc nghẽn,… MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY TỪ CÂY NỮ LANG Cây nữ lang được xem là một dược liệu tự nhiên, thường được dùng cho các bài thuốc chữa bệnh khác nhau, bạn nên tham khảo và lưu lại để áp dụng khi cần. Chữa mất ngủ ♦ Nguyên liệu: 10 – 15g cây lang nữ ♦ Cách làm: sơ chế, cho vào ấm và sắc lấy nước uống hằng ngày Chữa đau dạ dày ♦ Nguyên liệu: 10 – 15g rễ cây lang nữ khô ♦ Cách làm: nghiền rễ cây lang nữ khô thành bột, hòa với nước ấm, uống đều đặn 2 lần/ ngày. Hỗ trợ điều trị tim mạch, tăng cường sức khỏe ♦ Nguyên liệu: 10 – 15g cây lang nữ khô, 20g cây dong riềng đỏ khô ♦ Cách làm: cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm, sắc lấy nước uống hằng ngày. Chữa suy nhược thần kinh, bồn chồn, mất ngủ ♦ Nguyên liệu: 100g nữ lang, 1 lít rượu trắng ♦ Cách làm: ngâm nữ lang trong rượu trắng khoảng 1 tuần, chiết rượu ra, uống 2 lần/ ngày, mỗi ngày từ 10 – 15ml. Chữa cảm mạo ♦ Nguyên liệu: 15g nữ lang, 3g gừng tươi ♦ Cách làm: sắc lấy nước uống hằng ngày để cải thiện tình trạng Chữa đau dạ dày, sốt cao ♦ Nguyên liệu: nữ lang sấy khô tán bột từ 3 -4 g ♦ Cách làm: hòa nữ lang với nước sôi, uống từ 2 lần/ ngày. Những bài thuốc trên đã được áp dụng từ rất lâu và đều mang lại hiệu quả cao đối với mọi người bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng cần mua đúng loại nữ lang thật, không phải là loại cây có màu sắc tương tự thì mới đảm bảo mang lại kết quả chữa trị tốt nhất. Hiện tại, vẫn chưa có các trường hợp gặp tác dụng phụ khi sử dụng cây nữ lang. Vì thế, loại cây này được đánh giá là có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để chắc chắn tối đa, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng. Xem thêm: #mintmintonline #dakhoahoancau https://dakhoahoancautphcm.vn/cu-binh-voi-dac-diem-tac-dung-va-cac-bai-thuoc-tri-benh-hieu-qua.html