Một số điều cần biết khi nhà có người bị sốt

Thảo luận trong 'Bệnh huyết học' bắt đầu bởi tranhoang, 3/12/19.

  1. tranhoang

    tranhoang Active Member

    Sốt do nhiễm virút đang bùng lên thành dịch tại nhiều địa phương từ vùng nông thôn đến thành phố. Việc nắm được một số kiến thức cơ bản về sốt là rất cần thiết để mọi người tự tin hơn trong chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Hãy cùng https://hapacol.vn/ tìm hiểu về một số điều cần biết khi bị sốt. Các bạn cùng tham khảo:

    1. Thân nhiệt

    Sốt là một triệu chứng phổ biến trên lâm sàng. Sốt không phải là bệnh. Đó là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do vi rút, hoặc nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, sốt cũng có thể do dị ứng với thuốc, ở trẻ em còn có thể sốt do mọc răng hay sau chích ngừa vắcxin…

    Thông thường, nhiệt độ cơ thể của người thay đổi khi vận động nhiều như chạy, nhảy hoặc trẻ em lúc đùa nghịch. Đặc biệt, trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt đều nguy hiểm.

    Khi bị sốt, có thể gặp các triệu chứng sau: rét run, gai lạnh, khát nước, da đỏ, nóng, ẩm. Nếu sốt cao có thể bị rối loạn ý thức, mê sảng, co giật.

    2. Có nên điều trị bệnh nhân bị sốt tại nhà?

    Khi người bệnh sốt dưới hoặc bằng 39 độ C, ở trẻ em thì vẫn ăn và chơi bình thường, trong khoảng thời gian 2 ngày đầu, có thể điều trị cho người bệnh tại nhà bằng phương pháp vật lý như: cho bệnh nhân ở nơi thoáng mát, có thể trong nhiệt độ điều hòa từ 25 - 280C, mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi, uống nhiều nước, lau người, hoặc tắm bằng nước ấm…

    3. Khi nào cần đưa người bị sốt đến bệnh viện?

    Cần đưa người bệnh đến bệnh viện khi: bệnh nhân sốt cao > 390C không giảm được nhiệt độ khi điều trị bằng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý phối hợp. Hoặc sốt rất cao ≥ 410C. Ở trẻ em cần đặc biệt chú ý khi có các dấu hiệu bất thường như: bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi, sốt li bì, co giật, sảng, thở nhanh, thở khó, tiêu chảy, phân có nhầy máu… Bệnh nhân sốt trên 2 ngày.

    4. Cách xử trí khi người bệnh bị sốt:

    Khi bệnh nhân đang lên cơn sốt: để người bệnh nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh.

    Đo nhiệt độ: có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của bệnh nhân. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của bệnh nhân áp sát vào ngực.

    Hy vọng qua bài viết về một số điều cần chú ý khi bị sốt bạn sẽ có thêm kiến thức về chăm sóc gia đình. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm tại https://hapacol.vn/tin-tuc/ban-da-biet-can-lam-gi-khi-bi-sot-chua/
     
  2. kedehang

    kedehang New Member

    Cảm ơn a đã chia sẽ ạ
     

Chia sẻ trang này