Khi bắt đầu tìm kiếm công việc mơ ước, không cần phải áp dụng tất cả các quy tắc cũ. Mặc dù nỗ lực tìm kiếm các buổi phỏng vấn, viết một bản resume hay và chuẩn bị trang phục chuyên nghiệp vẫn là điều quan trọng, những người tìm việc ngày nay còn được gợi ý về danh sách các việc quan trọng khác cần phải làm mới. Kỹ năng cơ bản để thành công hơn trong tương lai, click ngay https://tuoitre.vn/6-ky-nang-can-thiet-de-thanh-cong-trong-tuong-lai-20180402171237123.htm Julia Horiuchi, Tư vấn cấp cao về Sales & Marketing tại Robert Walters, thường xuyên trò chuyện với các ứng viên giỏi và công ty săn đầu người mỗi ngày. Từng tiếp xúc với một loạt vai trò khác nhau từ cấp phó chủ tịch cho đến người mới tìm công việc đầu tiên trong đời, cô đã phát triển được một khả năng nhận thức sắc bén rằng đâu là những điều tốt nhất nên làm để có thể thành công trong mục tiêu tìm việc. Cùng chúng tôi tìm hiểu về 10 bước quan trọng mà các ứng viên cần làm để giành được công việc mơ ước mà Julia đã chia sẻ nhé! 1. Cập nhật resume. Việc này có vẻ dễ dàng, nhưng ta thường sẽ bất ngờ về việc ứng viên thường hay bất cẩn, sai sót thế nào khi chuẩn bị resume. Hồ sơ xin việc của bạn có thể vẫn chưa hoàn hảo. Hãy có từ 3-5 người bạn chứng minh thông tin cho bạn và chắc chắn rằng mình trình bày mọi thứ thật ngắn gọn, thú vị. Sau đó, nếu bạn có sử dụng Linked In, công cụ này sẽ là không gian giúp bạn giới thiệu rõ thêm về các kỹ năng và kinh nghiệm. 2. Cũng trong dòng suy nghĩ này, nếu bạn đề cập đến một đường link website, cần sử dụng đúng cách. Tạo ra các trang web để khẳng định thương hiệu cá nhân là một cơ hội dễ dẫn đến những sai lầm. Vì thế, một lần nữa, hãy đảm bảo rằng bạn đã có vài người bạn sẵn sàng chứng minh và có thể gửi cho mình những phản hồi chân thật. 3. Chữ ký email của bạn nên có đủ thông tin cần thiết như: họ tên, địa chỉ email, số điện thoại. Cũng có thể thêm vào đó một hoặc hai đường link về website chứa nội dung hỗ trợ tốt cho mục tiêu tìm việc, như hồ sơ trên LinkedIn hoặc tài khoản Twitter chuyên nghiệp. Chữ ký này không cần phải có các câu trích dẫn hài hước hoặc truyền cảm hứng cũng như không nên chèn thêm ảnh động hoặc các đính kèm khác. Cá tính sẽ được thể hiện thông qua phong cách viết, cần duy trì cho chữ ký của mình vẻ “sạch sẽ” và chuyên nghiệp! 4. Một buổi phỏng vấn thành công luôn được bắt đầu bằng cách làm đúng ngay từ những bước đầu tiên trong một cuộc gặp gỡ thích hợp. Có thể bạn để mắt đến Apple hoặc thích ý tưởng làm việc cùng Google, nhưng muốn thành công thì điều quan trọng là phải có sự nhất quán giữa cá nhân với giá trị và văn hoá công ty bạn dự tuyển. Hãy nghiên cứu sản phẩm công ty, rồi sau đó đi thêm những bước xa hơn. Bạn có thể tìm thấy điều gì trong phong cách làm việc của công ty mơ ước? Các thông tin này có thể tìm kiếm trên internet, nhưng nó thường được chia sẻ nhiều hơn khi bạn chủ động với các mối liên hệ. Hãy xem chi tiết ở bước 5! 5. Networking là cách tốt nhất để thu thập thông tin về một công ty mà bạn muốn làm việc cũng như bắt lấy tiềm năng đặt “một bước chân” vào cửa công ty. Dù rằng ngày nay bạn có trong tầm tay nhiều hình thức giao tiếp và thu thập thông tin khác nhau như email, mạng xã hội, nhưng không gì có thể thay thế được phương thức kết nối truyền thống “mặt đối mặt”. Hãy tìm kiếm các sự kiện, cơ hội gặp gỡ trong ngành mình làm việc để hoà nhập vào với những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, những nhóm người chuyên nghiệp mà bạn muốn tiếp cận. Sau đó chính là lúc bạn khoác lên người trang phục dự tiệc… 6. Việc chăm chút cho vẻ ngoài này không phải dành để đi phỏng vấn, mà cho những buổi networking nghề nghiệp. Trong khi đó, điều cần nhớ là với những buổi phỏng vấn cá nhân không phải lúc nào trang phục trịnh trọng cũng sẽ tốt. Lời khuyên của Julia là hãy tìm hiểu về phong cách và thói quen ăn mặc của công ty đó, sau đó nâng lên một mức khi áp dụng vào mình. Nhớ là chỉ “một mức” thôi nhé! Ví dụ nếu các đồng nghiệp tương lai có xu hướng mặc quần jean và áo thun đi làm, hãy có mặt tại buổi phỏng vấn với một chiếc quần jean đẹp và áo sơ mi cài nút chỉnh tề. Mặc một bộ vest đến gặp người phỏng vấn mang xăng đan hay dép lê sẽ khiến bạn trở nên lạc lõng và lỗi thời. Còn ngược lại thì tệ hơn gấp bội. Ăn mặc là phần quan trọng cần lưu ý! 7. Sự thật là người phỏng vấn sẽ Google về bạn. Hãy “làm sạch” thông tin cá nhân mà bạn công khai và thực hiện những bước đi chủ động để mọi kết quả tìm kiếm đều có thể phản ánh hình ảnh tích cực nhất về thương hiệu cá nhân bạn. Điều này bao gồm tất cả nền tảng mạng xã hội mà mọi người có thể xem được như LinkedIn, Twitter, Blogspot... Bởi hoạt động trên đó sẽ chỉ ra tuýp người của bạn khi làm việc. Bạn có thường xuyên Instagram bất cứ mọi việc diễn ra mỗi tiếng một lần, thậm chí cả ly trà sữa vừa uống? Đây không phải là ấn tượng tốt mà sếp tương lai muốn nhìn thấy đâu. Hãy khiến cho mọi thứ gọn gàng và chuyên nghiệp! Và nếu bạn phải có một nơi để trút những tâm tư cá nhân, sử dụng Facebook và chỉnh nó về chế độ riêng tư. 8. Bạn cũng nên Google để có hiểu biết về người phỏng vấn mình. Biết chính xác người mình sắp nói chuyện cùng là ai. Nền tảng kinh nghiệm của anh ấy là gì? Cô ấy đã từng làm việc ở đâu khác nữa không? Nếu đã từng đảm nhiệm vị trí tại công ty có tên trong danh sách doanh nghiệp hàng đầu, họ có thể sẽ tiến hành buổi gặp mặt chính thức theo cách khá bài bản và nguyên tắc. Nhưng nếutừng trải qua thời gian làm việc trong “thế giới khởi nghiệp” thì nhiều khả năng cuộc trò chuyên của bạn sẽ khá chiết trung và giản dị. Hãy có sự chuẩn bị phù hợp! 9. Nếu buổi phỏng vấn đầu tiên là qua điện thoại hay Skype, đôi lúc bạn khó cưỡng lại ý muốn nhận ngay cuộc gọi khi đang đi ngoài đường. Hãy cẩn thận! Gây nhiễu cho sếp tương lai với những tiếng ồn ào, âm thanh náo động của môi trường xung quanh bởi vì bạn đang trên xe bus hay một nơi công cộng nào khác là cách chắc chắn nhất khiến bạn gạt mình ra khỏi danh sách được tuyển dụng. Nên chuẩn bị cho cú điện thoại hoặc cuộc thoại video của mình như thể bạn đang gặp mặt trực tiếp. Sắp đặt mọi thứ thật chuyên nghiệp để cuộc trò chuyện diễn ra mà không có bất cứ phiền nhiễu nào nhé! 10. Đừng chỉ theo dõi thông tin và lao đến buổi phỏng vấn chỉ bằng câu nói “Rất vui được gặp mặt”. Hãy mang tâm lý “Ready to Go”, sẵn sàng những mẩu chuyện hoặc ví dụ thực tế nhằm chốt hạ cho các thương lượng của mình. Nếu bạn phỏng vấn cho vị trí Marketing, hãy viết ra sẵn những ví dụ về những thành công gặt hái trong quá khứ. Còn ứng tuyển công việc về kinh doanh, hãy chuẩn bị vài số liệu thống kê các kết quả tốt nhất mà mình từng đạt được. Dự kiến về bất cứ điều gì mà nhà tuyển dụng có thể hỏi, và sẵn sàng khiến họ ngạc nhiên về khả năng của bạn nhé! Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/