Nâng cao cấp độ tư duy của trẻ khi đọc hiểu như thế nào? Đọc hiểu với tư duy cấp độ cao Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp tại Hà Nội ( học thêm toán Edusmart tổng hợp, Edusmart mở lớp học thêm toán 12, lớp học thêm toán 11 , lớp học thêm toán 10, lớp học thêm toán 9, lớp học thêm toán 8, lớp học thêm toán 7, lớp học thêm toán 6) Với quá trình đọc hiểu, trẻ cần đưa ra các ý tưởng của mình về ý nghĩa của văn bản. Trẻ thực hiện việc này bằng cách vận dụng kiến thức nền để phân tích, tổng hợp thông tin. Sở hữu khả năng đọc hiểu tốt đồng nghĩa với việc, trẻ diễn giải được cả về nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ của văn bản. Từ đó, tăng cơ hội nâng cao cấp độ tư duy. Nếu kiến thức nền hạn chế thì trẻ càng cần phải tìm hiểu nghĩa ẩn dụ bằng cách đọc kỹ văn bản hơn nữa. Theo Keene và Zimmermann (1997), có 7 phương pháp quan trọng mà trẻ có tư duy cấp độ cao khi đọc hiểu cần nắm vững: Xác định ý quan trọng Liên hệ nội dung mới với những gì đã biết Tổng hợp Suy luận Đặt câu hỏi Tạo ra các hình ảnh liên quan tới các giác quan (hình ảnh hoá) Tìm hiểu ý nghĩa văn bản Bạn cần hướng dẫn trẻ mỗi phương pháp trên theo cách trực tiếp, cụ thể, rõ ràng. Khi trẻ thuần thục cả 7 phương pháp, trẻ sẽ xử lý văn bản ở cấp độ đọc hiểu cao nhất. Moore và đồng nghiệp (2003) đã chỉ ra rằng, cần đặc biệt chú ý dạy trẻ 8 kỹ năng đọc hiểu quan trọng sau: Liên hệ giữa văn bản và những kiến thức, trải nghiệm đã biết Xem trước và đưa ra dự đoán để cải thiện khả năng đọc hiểu Tổ chức, sắp xếp thông tin vào các mục/khung phù hợp Có thể nghe, nhìn, cảm nhận, ngửi, nếm những gì được mô tả trong văn bản in Tự theo dõi, giám sát độ đọc hiểu của mình Nhận định văn bản bằng tư duy phản biện Hình thành các ý kiến nhận xét, đánh giá về văn bản Ứng dụng kiến thức thu được từ văn bản vào những tình huống mới Chi tiết các phương pháp nâng cao cấp độ cao cho trẻ khi đọc hiểu Đọc và tư duy dưới sự chỉ dẫn Hoạt động đọc và tư duy dưới sự chỉ dẫn (DR-TA) do Stauffer phát triển năm 1969. Người lớn (giáo viên/cha mẹ) dẫn dắt trẻ qua quá trình tìm hiểu mục đích của tác giả, đưa ra dự đoán, đặt câu hỏi và làm rõ các điểm trong văn bản. Ngoài đọc hiểu, cách tiếp cận này có thể được áp dụng trong tất cả lĩnh vực nội dung khác, bao gồm khoa học, toán học, nghệ thuật ngôn ngữ. 1. Bước 1: Trước hết, trẻ bắt đầu bằng việc xem xét tiêu đề câu chuyện hoặc phần truyện chuẩn bị đọc. Từ thông tin này, trẻ đưa ra dự đoán về nội dung câu chuyện. 2. Bước 2: Sau đó, người lớn đọc to cho trẻ và dừng ở những điểm nhất định. Bao gồm: tựa đề phụ kết thúc mỗi chương điểm cao trào của câu chuyện. Tại mỗi điểm dừng này, người lớn đặt câu hỏi mở để khơi gợi dự đoán hoặc ý kiến của trẻ về văn bản. Với phương pháp đọc và tư duy dưới sự chỉ dẫn của người lớn, trẻ học được cách làm rõ suy nghĩ của mình dựa trên nội dung trong văn bản. Còn người lớn, thông quan lắng nghe ý kiến, khả năng lập luận, kiến thức nền, quan điểm của trẻ, sẽ biết nhiều điều hơn về trẻ. Từ đó, họ có thể đưa ra điều chỉnh phù hợp để hỗ trợ trẻ tốt hơn. Gợi ý một số hoạt động cụ thể để nâng cao cấp độ tư duy cho trẻ 1. Những bức thư từ trái tim Đề nghị trẻ viết một bức thư về một khía cạnh nào đó của cuốn sách. Bức thư có thể được gửi cho tác giả, một nhân vật lịch sử, một nhân vật trong sách. Trẻ có thể viết thư từ góc nhìn của chính mình hoặc của một nhân vật khác. Một trong 4 cấp độ cao trong thang phân loại của Bloom – ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá – nên được thể hiện trong thư. 2. Lựa chọn và bày tỏ quan điểm Giao cho trẻ nhiều bài viết về một chủ đề cụ thể, trong đó diễn tả 2 mặt của vấn đề. Trẻ cần đọc các bài viết, ghi chép vắn tắt những điểm chung giữa 2 mặt đó. Sau đó, trẻ sẽ chọn một mặt và viết một bài luận giải thích tại sao lại chọn mặt đó. 3. Viết kịch bản Chọn một cảnh/tình huống trong một câu chuyện. Đề nghị trẻ phát triển thành một kịch bản. Nếu có nhóm trẻ, hãy để trẻ biến kịch bản đó thành một vở diễn. 4. Phim và truyện Tìm một cuốn tiểu thuyết hay một văn bản lịch sử đã được dựng thành phim. Cho trẻ xem bộ phim và đọc sách/văn bản đó. Đề nghị so sánh 2 phiên bản với nhau. Trong trường hợp bạn dùng văn bản lịch sử, hãy xem trẻ có thể tìm ra các chi tiết không chính xác hoặc đã được cải biên trong bộ phim được không. 5. Ghi nhật ký Đề nghị trẻ ghi nhật ký về “một ngày trong đời của…”. Hoạt động này phù hợp để áp dụng khi đọc hiểu nội dung về nhân vật lịch sử, người nổi tiếng… 6. Khác biệt giữa các phiên bản của cùng một câu chuyện Đề nghị trẻ nhớ lại một câu chuyện mà gần như ai cũng biết, ví dụ “Cô bé quàng khăn đỏ” hay “Goldilocks”. Sau đó, trẻ liệt kê ra các địa điểm, nhân vật, sự kiện trong truyện. Đọc lại câu chuyện. Để trẻ cập nhật lại danh sách trên, xem mình có bị sót thứ gì không. Bạn cũng có thể đề nghị trẻ đọc 2-3 phiên bản khác nhau của cùng một câu chuyện. Trẻ cần chỉ ra các điểm khác biệt giữa những phiên bản ấy. 7. Biểu tượng của sách Đề nghị trẻ lựa chọn ra 5 vật biểu trưng cho cuốn sách trẻ vừa đọc. Giới thiệu những biểu tượng đó và lý do tại sao trẻ lại chọn chúng. 8. Tự sáng tạo cuốn sách của riêng mình Đề nghị trẻ đọc một cuốn sách, sau đó, tạo ra câu chuyện của chính mình. Trẻ sẽ sử dụng mẫu như cuốn sách gốc, từ đó phát triển thêm nội dung. Những cuốn sách độc đáo này có thể được dùng làm quà tặng vô cùng ý nghĩa. Tham khảo từ ASC