Bị hôi miệng, hơi thở có mùi là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải gây ra nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống. Vậy bạn có biết Bị hôi miệng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý như thế nào hay không? Một số những thông tin được trình bày từ bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng hôi miệng bạn nhé! DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG? 1. Dấu hiệu tình trạng hôi miệng là gì? Khi bị hôi miệng thì bạn sẽ thấy bản thân mình xuất hiện một số những dấu hiệu, tình trạng vô cùng phổ biến như sau: ♦ Hơi thở có mùi rất khó chịu mà đặc biệt là vào buổi sáng sớm lúc mới ngủ dậy, chiều tối khi đi làm về, khi cơ thể mệt mỏi hoặc là khi bụng đói. ♦ Bạn xuất hiện những bệnh lý về răng miệng như là sâu răng, viêm lợi hay viêm nha chu. ♦ Răng bạn có những mảng bám cùng cao rau và nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây ra mùi khó chịu. ♦ Bạn thấy miệng bị khô và ít nước bọt… ♦ Đặc biệt thực trạng đáng báo động hiện nay đó là ở nước ta có đến 90% người dân mắc phải các bệnh lý về răng miệng mà cụ thể là bệnh sâu răng gây ra tình trạng miệng hôi khó chịu. 2. Nguyên nhân nào dẫn đến hôi miệng Tình trạng hôi miệng xuất hiện bởi sự phân hủy protein của những vi sinh vật cùng thức ăn ở miệng gây ra sự bay hơi gốc sulfur gây ra những mùi khó chịu. Cụ thể hôi ở miệng có thể do một số những nguyên nhân như là: Hôi miệng gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống Hôi miệng bởi các vấn đề về răng miệng: → Do tình trạng mảng thức ăn vẫn còn bám lại ở kẽ răng, chân răng cùng với bề mặt lưỡi, vân răng. Nó tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men cũng như tiết chế ra những hợp chất với các mùi hôi khó chịu. → Do lưỡi bị viêm nên những vết nứt ở lưỡi tạo nên môi trường ít oxy hạn chế hoạt động tuyến nước bọt. Bởi vì nước bọt nó là môi trường thuận lợi để những vi khuẩn có thể phát triển được. → Do răng bạn bị sâu nên tạo điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn trú ẩn. → Do bạn bị nhiễm trùng ở chân răng, nướu hoặc quanh cổ răng. → Do bạn bị nhiễm trùng hay lở loét bởi các bệnh lý xã hội. → Do bạn bị các bệnh về lợi và nha chu gây hôi miệng. → Do bạn bị khô miệng sau khi xạ trị hay bị mắc hội chứng Sjogren nên lượng nước bọt ở trong miệng bị giảm còn tính axit ở miệng lại tăng cao. Nó sẽ tạo môi trường thuận lợi giúp vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển. → Do tế bào bên trong khoang miệng tích tụ nhiều và nó tự phân hủy cũng dẫn đến tình trạng miệng bị hôi. Hôi miệng do các bệnh về mũi và xoang: Nếu như bạn bị mắc phải các bệnh lý về mũi hoặc xoang như là viêm xoang hoặc viêm mũi xoang cấp mạng nó cũng làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Đồng thời những bệnh lý như là bệnh viêm tuyến bã nhờn vùng tiền đình mũi, ung thư, polyp mũi xoang hay có dị vật ở mũi cũng gây ra tình trạng hôi miệng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng Do một số bệnh lý khác: → Nếu bạn bị tình trạng trào ngược dịch vị dạ dày, bị mắc các bệnh như viêm amidan, viêm họng hay ung thư vòm họng cũng gây ra tình trạng hôi miệng… → Nếu bạn bị bệnh chai gan cũng làm cho hơi thở có mùi hôi như mùi tỏi hoặc mùi trứng thối, nếu bạn bị bệnh thận hư sẽ làm xuất hiện mùi tanh ở vòm miệng, nếu bạn bị bệnh tiểu đường thì miệng sẽ có mùi táo thối… → Ngoài ra phụ nữ ở kỳ kinh nguyệt thì có sự thay đổi về hormone. Khi đó thì hơi thở sẽ có mùi lưu huỳnh gây hôi miệng. Do thực phẩm gây ra: Bên cạnh đó bị miệng hôi cũng có thể là do một số thực phẩm nặng mùi như là mắm ruốc, mắm tôm, mắm nêm, tỏi, hành, rau có mùi… Hoặc dùng những đồ uống có cồn như bia rượu, đồ uống có gas, café, bia… Nó cũng sẽ khiến cho khoang miệng của bạn có mùi rất khó chịu. XỬ LÝ TÌNH TRẠNG HÔI MIỆNG NHƯ THẾ NÀO? 1. Thăm khám để xác định nguyên nhân Theo lý giải của các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thì giải pháp đầu tiên giúp xử lý tình trạng hôi miệng đó là bạn nên thăm khám để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân. Dựa vào nguyên nhân đó thì bác sĩ thực hiện điều trị tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó bạn đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ để lấy vôi răng giúp răng miệng khỏe mạnh và ngăn chặn vi khuẩn tích tụ giúp hơi thở không còn mùi hôi khó chịu. 2. Thực hiện một số cách đơn giản chữa hôi miệng ở nhà • Súc miệng cùng nước muối: Đó là vì nước muối vừa cung cấp chất khoáng cho cơ thể đồng thời còn sát trùng thật hiệu quả. Những người bị hôi miệng do các bệnh về răng miệng thì nên dùng nước muối pha loãng súc miệng. • Ăn hoa quả có chứa vitamin C: Vì những loại hoa quả này có tác dụng kháng khuẩn cũng như hạn chế sinh sôi của vi khuẩn ở vòm miệng. Bên cạnh đó còn giúp tăng quá trình tiết nước bọt và ngăn ngừa khô miệng. Cần sớm chữa trị tình trạng hôi miệng • Ăn sữa chua mỗi ngày: Nó sẽ giúp giảm mức độ gây mùi bởi Hydrogen Sulfide bên trong miệng nên giúp ức chế vi khuẩn phát triển. Đồng thời còn hạn chế mảng bám cũng như vi khuẩn có hại. • Dùng trà xanh vệ sinh văn miệng: Vì bên trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa sẽ giúp ức chế vi khuẩn phát triển đồng thời loại bỏ mùi hôi miệng. Bạn chỉ cần dùng 1 ít lá trà xanh rửa sạch ngâm cùng nước nóng và súc miệng hoặc nhai lá trà xanh trực tiếp. • Một số biện pháp khác: Bên cạnh đó để hạn chế hôi miệng thì bạn cũng có thể áp dụng một số những biện pháp như là: + Dùng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng nhằm lấy đi những thức ăn thừa bên trong kẽ răng. Nhớ đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần sau ăn khoảng 30 phút, khi đánh răng nhớ vệ sinh bề mặt lưỡi. + Nên thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách và nhẹ nhàng nhằm tránh tổn thương ở bề mặt nướu lưỡi cùng má trong. + Không nên bỏ bữa bởi hoạt động nhai nó kích thích tiết nước bọt. + Cần uống mỗi ngày đủ 2 lít nước. + Nếu mang răng giả cần phải vệ sinh đúng hướng dẫn của bác sĩ. + Nên hạn chế nhóm thực phẩm gây mùi ở miệng và hạn chế đồ ăn cay nóng chứa nhiều dầu mỡ bởi dễ gây nóng trong người làm lở miệng. + Nên hạn chế dùng đồ uống như bia, rượu, nước ngọt, cà phê… + Cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá hoặc là xị gà. + Lưu ý nên khám tai mũi họng định kỳ nhằm khám và chữa trị các bệnh lý liên quan đến mũi họng, xoang…. Bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin liên quan đến bệnh hôi miệng và cách xử lý. Những câu hỏi liên quan đến tình trạng hôi miệng cần tư vấn vui lòng liên hệ với chuyên gia của phòng khám Hoàn Cầu ngay!