Nhiễm độc băng vệ sinh là gì

Thảo luận trong 'Tin tức y học' bắt đầu bởi hongmint, 10/8/22.

  1. hongmint

    hongmint Active Member

    Hội chứng nhiễm độc (sốc độc) băng vệ sinh là một bệnh hệ thống bệnh có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Bệnh do hai loại vi khuẩn chính gây ra đó là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và vi khuẩn liên cầu (Streptococcus pyogenes). Ở một số người, cơ thể không thể chống lại độc tố nên hệ thống miễn dịch suy yếu có phản ứng gây ra các triệu chứng làm nguy hiểm đến tính mạng.

    Hội chứng sốc độc này có thể xảy ra với bất cứ ai, bất kể đàn ông, trẻ em nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ khi sử dụng BVS. Hiện nay, hơn 50% trường hợp sốc độc được ghi nhận được là do phụ nữ sử dụng BVS siêu thấm.


    Nguyên nhân của hội chứng nhiễm độc băng vệ sinh
    Khi chị em sử dụng các loại băng vệ sinh có độ thấm hút quá cao sẽ làm cho làm cho âm đạo bị khô, biến đổi pH âm đạo, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

    Dùng băng vệ sinh nhưng không thay thường xuyên, tạo điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Đặc biệt là các băng vệ sinh dạng tampon sẽ cung cấp môi trường phát triển cho vi khuẩn tốt hơn so với các loại băng vệ sinh làm bằng sợi bông hoặc sợi tơ.

    Mặc khác, khi sử dụng nhưng bị trượt tampon vào vị trí trong âm đạo cũng có thể gây ra các vết xước nhỏ trên thành âm đạo, gây vỡ các mạch máu nhỏ, tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây nhiễm độc.

    Ngoài ra, các vi khuẩn có thể xâm nhập thông qua các vết thương hở trên da, các vết thương khi bị bỏng, sau phẫu thuật, sau khi sinh đẻ,… và gây bệnh.

    [​IMG]


    DẤU HIỆU CẢNH BÁO HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC BĂNG VỆ SINH
    Thường thì triệu chứng nhiễm độc băng vệ sinh cũng sẽ giống như những triệu chứng của một số nhiễm trùng khác như: sưng, nóng, đỏ, đau, cơ thể mệt mỏi.

    Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khoảng 2 ngày bị nhiễm độc. Triệu chứng cũng tùy thuộc vào loại vi khuẩn mà bệnh nhân mắc phải.

    Nếu do nhiễm độc tụ cầu vàng sẽ gặp các triệu chứng như là: sốt cao (thường trên 390 C), lạnh run, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, xuất hiện các vết bầm tím, nôn, tiêu chảy, nổi mẩn đỏ như cháy nắng khắp cơ thể, khát nước, tim đập nhanh, huyết áp thấp, lượng nước tiểu giảm, da có thể bị bong thành từng mảnh sau 1 – 2 tuần,...

    Nếu nhiễm độc do nhiễm khuẩn liên cầu Streptococcus thì các triệu chứng sẽ là đau nhức dữ dội xảy ra đột ngột, sốc, chảy máu, xuất hiện các vết bầm tím, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể, huyết áp rất thấp, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt, mệt mỏi, có thể bị bong da như trong hội chứng sốc nhiễm độc do tụ cầu vàng.


    CÁCH ĐỂ PHÒNG TRÁNH NHIỄM ĐỘC BĂNG VỆ SINH
    Nếu trong thời kỳ kinh nguyệt mà xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ như sốt cao, nôn ói hay tiêu chảy, hãy ngừng sử dụng ngay băng vệ sinh và đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

    Nên lựa chọn loại băng vệ sinh có độ thấm hút phù hợp với bản thân. Khôn nên sử dụng loại băng vệ sinh có độ thấm hút quá cao vì sẽ gây tăng nguy cơ sốc nhiễm khuẩn hoặc loét âm đạo,…

    Trong thời kỳ kinh nguyệt nên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ và thay băng cá nhân thường xuyên khoảng 4-5 giờ/lần. Nhớ là nên rửa tay trước và sau khi thay băng vệ sinh, nhất là khi sử dụng tampon.

    Chăm sóc kỹ các vết thương hở trên da hoặc các vết bỏng,…Nên khám bác sĩ để được tư vấn, kê đơn thuốc cho phù hợp. Nếu được chỉ định kháng sinh thì phải sử dụng kháng sinh đủ liều, đủ ngày.

    [​IMG]


    CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM ĐỘC BĂNG VỆ SINH

    Chẩn đoán
    Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào tiền sử bệnh và các các yếu tố nguy cơ, các triệu chứng lâm sàng, bên cạnh đó là các xét nghiệm máu, nước tiểu. Trong một số trường hợp cần phải lấy dịch âm đạo hay cổ tử cung và phết họng để phân tích.

    Do hội chứng sốc nhiễm độc băng vệ sinh có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau, nên trong một số trường hợp, bác sĩ còn chỉ định chụp X-quang ngực, chụp cắt lớp (CT), chọc dò tủy sống để đánh giá mức độ bệnh


    Điều trị
    Bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định kháng sinh, thuốc ổn định huyết áp trong trường hợp huyết áp thấp, hoặc truyền dịch để điều trị mất nước.

    Bệnh nhân còn sẽ được chỉ định thở oxy và thông khí cơ học nếu bị hiện tượng suy hô hấp. Trường hợp bị hạ huyết áp kèm suy thận, bệnh nhân có thể được chỉ định chạy thận.

    Khi đã qua giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân vẫn phải duy trì sử dụng các thuốc được kê đơn, kèm theo chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp, vận động, tập luyện thể thao hợp lý để từ từ trở về cuộc sống bình thường.

    Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/canh-giac-voi-hien-tuong-nhiem-doc-bang-ve-sinh.html

    Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu
     

Chia sẻ trang này