Những lưu ý khi sử dụng, lắp đặt và vận hành Biến tần

Thảo luận trong 'Cần bán' bắt đầu bởi willxvnrao, 27/9/19.

  1. willxvnrao

    willxvnrao Member

    Những lưu ý khi sử dụng, lắp đặt và vận hành Biến tần Phần 1: Những cảnh báo quan trọng khi lắp đặt Biến tần - Không được cấp nguồn AC trước khi đấu dây tới biến tần. - Mặc dù nguồn đã ngắt ra khỏi biến tần, nhưng điện tích vẫn máy biến tần giá rẻ còn tích lũy trong tụ DC-link có thể gây nguy hiểm cho người vận hành trước khi đèn led Power tắt. Vì vậy, tuyệt đối không được chạm tay trực tiếp các linh kiện hay board mạch bên trong biến tần trước khi đèn led Power tắt. [​IMG] - Các linh kiện MOS trên mạch in rất nhạy đặc biệt với từ trường. Vì vậy, không được chạm tay trực tiếp vào các linh kiện hay mạch điện trước khi sử dụng thiết bị đo đạc. Không được tự ý đấu dây hay lắp lại các linh kiện bên trong biến tần. - Sử dụng chân nối đất của mua bán máy biến tần biến tần để nối đất. Phương pháp nối đất phải tuân thủ theo quy định của mỗi quốc gia nơi biến tần được lắp đặt. - Không được lắp đặt biến tần ở nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp, nhiệt độ cao và dễ cháy. + CAUTION - Không được nối các chân U/T1, V/T2, W/T3 của biến tần trực tiếp tới nguồn cấp. - Chỉ những người có chuyên môn về thiết bị mới được phép lắp đặt, đấu dây và bảo trì thiết bị. - Mặc dù động cơ đã dừng, nhưng điện tích vẫn tích lũy trên mạch điện có thể gây nguy hiểm cho người vận hành - Nếu biến tần không được sử dụng từ 3 tháng trở lên thì nhiệt độ bảo quản không được cao hơn 30°C. Khuyến cáo là không nên cho biến tần ngừng vận hành hoặc lưu kho nhiều hơn 1 năm vì có thể gây ra điện phân của tụ điện. + Hướng dẫn cách Kiểm tra thông số Biến tần trước khi lắp đặt và cấp nguồn: 1. Kiểm tra từng bộ phận, thành phần của thiết bị để đảm bảo là thiết bị không bị hư hỏng khi vận chuyển. 2. Đảm bảo là mã số seri in trên bao đóng gói phải trùng với mã số seri in trên thiết bị 3. Đảm bảo là điện áp cung cấp nằm trong khoảng cho phép được chỉ định in trên thiết bị. 4. Lắp đặt thiết bị theo sách hướng dẫn sử dụng. 5. Trước khi cấp nguồn, phải đảm bảo là tất cả các thiết bị bao gồm: nguồn cấp, động cơ, board điều khiển và bàn phím phải được kết nối chính xác. 6. Khi đấu dây biến tần, phải đảm bảo đấu dây đúng các chân ngõ vào “R/L1, S/L2, T/L3” và các chân ngõ ra ”U/T1, V/T2, W/T3” để tránh gây hư hỏng cho biến tần. 7. Sau khi cấp nguồn, có thể lựa chọn ngôn ngữ và cài đặt nhóm thông số bằng bàn phím (KPC-CC01). 8. Sau khi cấp nguồn, phải cho biến tần chạy thử với tốc độ thấp sau đó tăng dần từ từ để đạt được tốc độ mong muốn. Điều này rất quan trọng vì nếu tăng tần số lên Max ngay từ ban đầu, Biến tần có nguy cơ bị hư hỏng nếu Động cơ gặp sự cố hoặc hệ thống được thiết kế quá sát hoặc trên tải. Những lưu ý khi lắp đặt Biến tần vào tử điều khiển: - Nhà sản xuất khuyến cáo nên lắp đặt các thanh chắn giữa các biến tần. Điều chỉnh kích thước của các thanh chắn cho đến khi nhiệt độ của quạt bên phía dòng vào thấp hơn nhiệt độ biến tần đang hoạt động. - Không được kết nối nguồn 3-phase vào chân cấp nguồn của Biến tần 1-phase. Không cần thiết phải cấp nguồn theo thứ tự cho các chân R/L1, S/L2, T/L3. - Khuyến cáo là nên dùng thêm một Contactor từ khi đấu dây ngõ vào cấp nguồn để có thể cắt điện nhanh và làm giảm sự cố khi kích hoạt chức năng bảo vệ của biến tần. Cả 2 điểm cuối của Contactor nên có bộ lọc R-C - Phải chắc chắn các ốc vít khóa các chân linh kiện phải chặt để tránh tia lửa điện khi cấp nguồn. - Sử dụng điện áp và dòng điện theo yêu cầu kỹ thuật. - Khi sử dụng GFCI (Lỗi nối đất ngắt mạch), lựa chọn cảm biến với độ nhạy cao hơn 200mA và thời gian đáp ứng không thấp hơn 0.1s để tránh gây thiệt hại thiết bị cũng như vận hành dây chuyền sản xuất. - Sử dụng dây bọc giáp hoặc ống dây cho dây nguồn và nối đất tại hai điểm cuối của dây bọc giáp hoặc ống dây. - Không được chạy/ dừng biến tần bằng cách mở/tắt nguồn cung cấp. Chạy/ Dừng biến tần bằng lệnh RUN/STOP thông qua chân điều khiển hoặc bàn phím. Nếu cần chạy/ dừng biến tần bằng cách tắt/ mở nguồn thì nên làm theo cách này là 1 lần/h. + Hướng dẫn cách sử dụng các chân ngõ vào/ra chính của Biến tần Khi cần lắp đặt bộ lọc tại các chân ngõ ra U/T1, V/T2, W/T3 của biến tần. Sử dụng bộ lọc tự cảm. Không được sử dụng tụ bù pha hoặc L-C (Cuộn cảm- Điện dung) hoặc R-C (Điện trỡ- Tụ điện), trừ phi có sự cho phép của hãng. - Không được kết nối tụ bù pha hoặc thiết bị thu tại chân ngõ ra của biến tần. - Sử dụng motor cách ly tốt, phù hợp với sự vận hành của biến tần. Các chân linh kiện biến tần được kết nối tới bộ lọc DC, điện trở thắng bên ngoài, điện trở thắng bên ngoài và mạch DC. - Các chân linh kiện này được sử dụng để kết nối đến bộ lọc DC để cải thiện công suất. Đối với trường hợp cài đặt mặc định, nó được kết nối ngắn mạch. Chú ý là trước khi kết nối tới bộ lọc DC thì phải loại bỏ ngắn mạch. - Kết nối với điện trở thắng và bộ hãm thắng trong ứng dụng tần số giảm theo độ dốc, thời gian giảm tốc ngắn, momen hãm quá thấp hoặc yêu cầu tăng momen hãm. - Điện trở thắng bên ngoài nên kết nối tới chân (B1, B2) của biến tần. - Đối với những model không tích hợp điện trở thắng, phải kết nối với điện trở thắng bên ngoài và bộ hãm thắng bên ngoài (hoặc cả hai tùy chọn) để tăng momen hãm. - Khi các chân +1, +2 và – không được sử dụng, thì phải để các chân này hở. - Không được kết nối [+1, -], [+2, -], [+1/DC+, -/DC-] hoặc điện trở thắng trực tiếp để ngăn chặn biến tần dễ bị hư hỏng.
     
  2. Công ty LEDONE

    Công ty LEDONE New Member

    Bài viết bổ ích, cảm ơn bạn
     

Chia sẻ trang này