Nhu cầu nhân lực tăng cao ở ngành liên quan công nghệ

Thảo luận trong 'Cần bán' bắt đầu bởi thanhtruchn1, 30/8/19.

  1. thanhtruchn1

    thanhtruchn1 Member

    Nhu cầu nhân lực tăng cao ở ngành liên quan công nghệ
    Trong thời gian gần đây, nhu cầu nhân lực ở các ngành có liên quan công nghệ liên tục tăng cao. Điều này sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp những ngành liên quan công nghệ nói chung.

    Trung tâm luyện thi toán Edusmart tổng hợp

    Edusmart mở các lớp học thêm toán từ lớp 6-12 , học thêm vật lý 11, các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11 , học thêm toán 10, luyện thi vào 10 , học thêm toán 9, học thêm toán 8, học thêm toán 7, học thêm toán 6.

    Mức lương tăng từ 20 - 50%
    Trang web tuyển dụng VietnamWorks đưa ra dự báo kế hoạch tuyển dụng năm 2019 qua việc ứng tuyển trực tuyến. Theo đó, một số ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao trong năm nay là tài chính/đầu tư, bán hàng, hành chính/thư ký, kế toán, IT/phần mềm... 74% nhà tuyển dụng tham gia khảo sát của VietnamWorks cho biết nhu cầu về nhân lực của họ sẽ tăng lên. Trong đó, 33% doanh nghiệp có kế hoạch tăng mạnh về quy mô nhân sự khi nhu cầu tuyển dụng cao trên 30%.

    Có nhiều dự báo về sự lên ngôi của một số ngành nghề liên quan đến công nghệ. Theo báo cáo hướng dẫn lương của Công ty tuyển dụng Adecco VN, năm 2019 có sự trỗi dậy mạnh mẽ, "khát" nhân lực, đặc biệt là nhóm nhân lực cao cấp trong ngành công nghệ thông tin (IT), sản xuất cũng như tài chính.

    Những công việc “hot” của năm 2019 là: kỹ sư IT dùng các ngôn ngữ Python, Nett và Java, nghiên cứu Blockchain, trưởng phòng chăm sóc khách hàng, giám đốc kinh doanh, giám đốc vận hành... Mức lương của nhóm ngành này trong năm 2019 tăng từ 20 - 50%.

    [​IMG]

    Nhu cầu nhân lực cao cũng giúp mức lương ngành liên quan công nghệ tăng.

    Tăng mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao
    Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cũng dự báo năm 2019 thành phố có nhu cầu 320.000 chỗ làm việc, trong đó có 130.000 chỗ làm việc mới. Lực lượng sơ cấp nghề - công nhân kỹ thuật lành nghề sẽ được tuyển nhiều nhất (22,77%), tiếp theo là trung cấp (19,93%), cao đẳng (15,8%), đại học trở lên (20,67%).

    “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” đã đưa ra chủ trương ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành đòi hỏi quy mô vốn lớn, yêu cầu trình độ công nghệ cao và hạn chế thu hút đầu tư nước ngoài vào những ngành thâm dụng lao động giản đơn.

    Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc trung tâm, nhận xét: “Nhìn vào thống kê, có thể thấy năm 2019 các nhóm ngành sẽ tập trung mạnh, chuyển dịch cơ cấu mạnh theo nhân lực của thành phố. Trong đó có nhóm ngành cơ khí chính xác, công nghệ tự động hóa, sẽ phát triển ngành công nghệ ô tô. Các ngành khác sẽ chuyển dịch, cần nhiều nhân lực là công nghệ hóa, đầu tư chất liệu cao cấp, công nghệ thực phẩm, nhóm ngành kinh tế, tài chính, tiếp thị số (digital marketing), logistic/vận tải đa phương thức, tài chính - ngân hàng theo hướng quốc tế, xây dựng, điều dưỡng...”.

    Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng các ngành nghề sắp tới đều cần gắn liền với công nghệ thông tin, tích hợp công nghệ cao. Nhân lực cũng cần được đào tạo theo hướng này để có cơ hội việc làm tốt nhất.

    Theo Thanh niên
     

Chia sẻ trang này