Những tác hại khi quan hệ bằng miệng

Thảo luận trong 'Bệnh thận - tiết niệu' bắt đầu bởi hongmint, 29/5/21.

  1. hongmint

    hongmint Active Member

    Ngày nay quan hệ tình dục bằng miệng đã không còn xa lạ đặc biệt là với giới trẻ và nó có thể mang đến cảm giác mới lạ cho các cặp đôi. Nhiều ý kiến cho rằng, việc quan hệ bằng miệng có thể giúp tránh thai ngoài ý muốn cũng như ngăn chặn được nhiều căn bệnh lây qua đường tình dục. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm vì trên thực tế những tác hại khi quan hệ bằng miệng mang lại có thể khiến bạn phải ngã ngửa. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ BẰNG MIỆNG?
    Quan hệ bằng miệng (Oral Sex) là việc sử dụng miệng, lưỡi hoặc môi tác động lên bộ phận sinh dục, khu vực sinh dục hoặc hậu môn của bạn tình để tạo cảm giác kích thích cho đối phương.

    Trong đời sống tình dục ở người trưởng thành, kiểu quan hệ này có thể coi là một trải nghiệm thú vị nếu biết cách thực hiện cũng như có những biện pháp bảo vệ đúng cách.

    Theo các chuyên gia, hoạt động quan hệ tình dục bằng miệng không phải là quan hệ tình dục an toàn. Mặc dù quan hệ bằng miệng không có nguy cơ khiến phụ nữ mang thai, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục.

    [​IMG]
    NHỮNG TÁC HẠI KHI QUAN HỆ BẰNG MIỆNG
    Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải như:

    Sùi mào gà hay mụn cóc sinh dục
    Virus u nhú ở người (HPV) được biết đến là loại virus có thể gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ hoặc cũng có thể gây nên các bệnh ung thư khác như ung thư vòm họng, miệng hay các bộ phận khác của bộ phận sinh dục,…

    HPV là một loại virus phổ biến được truyền qua quan hệ tình dục truyền thống hoặc bằng miệng, ảnh hưởng đến cả nam và nữ, người dị tính và bạn tình cùng giới.

    Một số chủng HPV có thể dẫn đến mụn cóc ở bộ phận sinh dục mặc dù rất hiếm khi mụn cóc sinh dục được truyền vào miệng và môi qua quan hệ bằng đường miệng.

    HPV đôi khi không có dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh, do đó, nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm virus HPV hoặc mụn cóc sinh dục thì nên đến gặp bác sĩ để được khám kiểm tra.

    Mụn rộp sinh dục HSV (Herpes)
    Herpes cũng là một trong những bệnh lây truyền qua đường tính dục khá phổ biến. Bệnh này có 2 loại: herpes miệng (mụn nước và vết loét quanh miệng hoặc mũi) và mụn rộp sinh dục (gây đau, ngứa và có vết loét nhỏ trên bộ phận sinh dục biến thành loét và bong vảy). Người bệnh có thể bắt gặp một trong hai loại mụn rộp qua quan hệ tình dục bằng miệng.

    Nếu bạn tình của bạn có vết loét lạnh quanh miệng (mụn rộp miệng), họ có thể truyền cho bộ phận sinh dục của bạn khi quan hệ bằng miệng. Ngược lại, nếu bạn tình bị mụn rộp quanh bộ phận sinh dục thì bạn rất dễ mắc bệnh nếu quan hệ tình dục không an toàn.

    Bệnh lậu, chlamydia
    Các bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus hoặc vi khuẩn, có thể truyền qua cùng cách thức: tiếp xúc với chất dịch cơ thể người bệnh như tinh dịch, chất lỏng xuất tinh trước, máu hoặc dịch tiết âm đạo.

    Bạn có thể bị nhiễm một trong những bệnh này nếu chất lỏng của người bị nhiễm tiếp xúc với bất kỳ vết loét, vết thương trên da. Chất lỏng cũng có thể xâm nhập vào các tế bào đang bị viêm ở môi, miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, màng mắt hoặc các tế bào ở cổ họng. Sự tiếp xúc này có thể tạo điều kiện cho chất lỏng xâm nhập vào máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

    Viêm gan A
    Viêm gan A là bệnh nhiễm trùng đường ruột lây nhiễm thông qua tiếp xúc với phân của người nhiễm bệnh. Nếu quan hệ bằng miệng bao gồm việc kích thích vào hậu môn của bạn tình, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh này.

    HIV/AIDS
    Theo chuyên gia cho biết nguy cơ nhiễm HIV/AIDS từ người dương tính với HIV khi quan hệ tình dục bằng miệng là rất thấp. Tuy nhiên, điều này cũng thật khó để đi đến kết luận chính xác vì mọi người thường quan hệ truyền thống với quan hệ bằng miệng cùng lúc.

    Nguy cơ nhiễm HIV/AIDS tăng cao nếu bạn có vết loét trong miệng hoặc trên âm đạo hoặc dương vật, chảy máu nướu, tiếp xúc miệng với máu kinh nguyệt.

    Bệnh giang mai
    Có thể bị mắc bệnh giang mai thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân giang mai khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng. Các vết loét có thể ở dương vật, âm đạo hoặc hậu môn của bạn tình, trong trực tràng, trên môi hoặc trong miệng của họ.

    CÁCH PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH LÂY NHIỄM KHI QUAN HỆ BẰNG MIỆNG
    Để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra khi quan hệ bằng miệng, cần lưu ý các biện pháp dưới đây:

    – Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ như bao cao su, tấm chắn miệng,…

    – Không quan hệ với nhiều người, thực hiện chung thủy với một bạn tình không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

    – Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường.

    Đặc biệt, các chuyên gia y tế khuyến cáo nam nữ nên làm các xét nghiệm sàng lọc STD (sàng lọc nhiễm trùng lây qua đường tình dục) định kỳ hàng năm để có thể phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời. Sàng lọc STD thực hiện xét nghiệm gồm:

    [​IMG]
    ♦ Herpes: xét nghiệm máu (chưa xuất hiện triệu chứng) kết hợp với lấy mẫu xét nghiệm vùng bị tổn thương (khi đã có triệu chứng)

    ♦ Chlamydia, lậu: xét nghiệm nước tiểu hoặc lấy mẫu bệnh phẩm tại vùng sinh dục.

    ♦ Giang mai: lấy mẫu bệnh phẩm từ vết loét hoặc xét nghiệm máu

    ♦ HIV: xét nghiệm máu hoặc mẫu niêm mạc miệng

    ♦ HPV: xét nghiệm PAP HPV kết hợp chẩn đoán hình ảnh dựa trên các triệu chứng bệnh

    #mintmintonline #dakhoahoancau

    https://dakhoahoancautphcm.vn/
     

Chia sẻ trang này