Phải làm gì khi bị mất gốc tiếng Anh

Thảo luận trong 'Cần bán' bắt đầu bởi thaygiaolang, 3/10/19.

  1. thaygiaolang

    thaygiaolang New Member

    Bạn học mãi mà chẳng khá lên tí nào, chẳng biết nên bắt đầu từ đâu và nguyên nhân hàng đầu đó chính là… ngại học. Bạn cho rằng mình bị mất gốc tiếng Anh và loay hoay không biết nên học như thế nào?

    Có lẽ tiếng Anh là điều ám ảnh lớn nhất đối với sinh viên, từ năm nhất cho đến năm cuối và rất nhiều sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp vì lí do… chưa đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh. Dù bạn có muốn hay là không, dù có học ngành nghề gì đi chăng nữa thì tiếng Anh vẫn là điều hết sức quan trọng. Nhưng khổ nỗi là bạn học mãi mà chẳng khá lên tí nào, chẳng biết nên bắt đầu từ đâu và nguyên nhân hàng đầu đó chính là… ngại học.

    Bạn cho rằng mình bị mất gốc tiếng Anh và loay hoay không biết nên học như thế nào? Đừng quá lo lắng đến thế, tiếng Anh không khó như bạn nghĩ đâu.

    Bạn chẳng biết nên bắt đầu từ đâu?

    Bạn cho rằng mình bị mất gốc tiếng Anh, sau bao nhiêu năm vất vả “đêm ngày”với nó mà giờ chẳng đọng lại được gì. Thực ra bạn học nhưng vì không “hành” nên tất nhiên là chẳng nhớ gì cả. Vậy phải bắt đầu học từ đâu, trình độ nào là phù hợp, có nên học online hay tìm trung tâm ở ngoài? Hãy bình tĩnh và bắt đầu từ những việc giản đơn nhất. Mỗi ngày học 5 từ mới, dùng giấy nhớ dán tên các đồ vật thông dụng trong phòng, đổi ngôn ngữ facebook sang tiếng Anh… bước đầu hãy định hình cho suy nghĩ của bản thân rằng bạn cần biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thường ngày.

    Tiếng Anh là phải chịu khó

    Tất nhiên học bất kể môn nào bạn cũng cần chịu khó cả, nhưng với tiếng Anh thì nó đặc biệt hơn một chút khi bạn phải chịu khó và “yêu” luôn cả nó nữa thì mới được. Nếu học với suy nghĩ lấy tấm bằng chuẩn đầu ra hay “đối phó” với điểm số thì chẳng bao giờ khá lên được. Quy tắc đầu tiên để học tiếng Anh đó là phải học mỗi ngày. Tập cho mình một quy tắc dù bạn có bận rộn công việc, có phải ra ngoài hay đang đi du lịch với bạn bè thì đều phải “đụng” đến tiếng Anh.

    Có phải bạn đang “ngại” tiếng Anh?

    Cảm giác này hầu như có 100% ở những người yếu tiếng Anh. Họ ngại nói, ngại nghe và không muốn bất cứ thứ gì liên quan đến tiếng Anh cả. Chỉ cần nhìn thấy bất kể một câu tiếng Anh nào là cảm thấy khó chịu. Bạn cũng ngại khi phải lên mạng tìm những cuốn sách dạy tiếng Anh, cũng không muốn tìm những trung tâm tiếng Anh để học. Nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu khi phải tự học, quá khó? Đừng bi quan quá như vậy, sau khi xác định quyết tâm phải chinh phục bằng được nó thì điều tiếp theo bạn cần phải làm là gạt những cái “ngại” ấy sang một bên, học cách “sống chung” với tiếng Anh mỗi ngày.

    Vậy phải làm gì để lấy lại “gốc” tiếng Anh?

    Nhiều người đọc xong câu hỏi này chắc chắn sẽ lao đầu vào học lại ngữ pháp vì bạn đã từng được dạy như thế. Đó là nguyên nhân mà đến bây giờ tiếng Anh của bạn vẫn dở tệ đến vậy. Học ngữ pháp không sai, nhưng lao đầu vào ngữ pháp chính là cái sai trầm trọng. Đó là cách mà bạn đã làm để đối phó với những bài kiểm tra thời cấp 3 ư? Bây giờ thì ngữ pháp không đủ để “cứu rỗi” bạn được đâu.

    Đầu tiên hãy học phát âm, khi bạn nói bạn sẽ kết hợp được cả nghĩa từ vựng và kỹ năng nghe. Hãy bắt đầu với bản phiên âm quốc tế và những từ mới thông dụng. Sau học phát âm, điều cần làm là học từ mới, bằng cách nào ư? Dễ ợt! Giấy nhớ và đổi ngôn ngữ đời sống sang tiếng Anh từ facebook, nghe nhạc, xem phim… Sau đó là tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh, tìm một nhóm bạn để luyện nói, hoặc làm những hướng dẫn viên du lịch “nghiệp dư”, những người ngoại quốc sẽ dạy cho bạn rất nhiều về tiếng Anh đấy!

    Làm sao để tự học tiếng Anh ở nhà?

    Chẳng thể vạch ra cho bạn một lộ trình rõ ràng được, nhưng với tôi, bước đầu bạn nên chú ý nhiều hơn đến tiếng Anh, sau đó là đặt quyết tâm chinh phục nó, rồi đến tập làm quen và cuối cùng là ứng dụng tiếng Anh vào đời sống hằng ngày.

    Bạn nên học tiếng Anh nhiều hơn từ Internet, từ phim bom tấn hay những bản nhạc Âu –Mĩ, bạn cũng có thể học qua kênh Youtube hoàn toàn miễn phí. Đơn giản thôi, hãy học cụm từ, sau đó học nguyên vẹn một câu và cuối cùng là phân loại chúng theo chủ đề. Hãy tự vạch ra cho mình những chủ đề như thế và mỗi chủ đề bạn hãy ghi nhớ thật nhiều những câu liên quan. Nghe thì có vẻ như học vẹt, nhưng tiếng Anh là như thế.
     

Chia sẻ trang này