Quảng Ngãi: XKLĐ hướng đến thị trường giàu tiềm năng

Thảo luận trong 'Cần bán' bắt đầu bởi gngocha95, 8/3/18.

  1. gngocha95

    gngocha95 Member

    Bây giờ, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không còn là khái niệm chung chung như kênh giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động nữa. XKLĐ ở thời điểm hiện tại đã trở thành một mục tiêu làm giàu, nâng cao tay nghề, hướng tới làm chủ công nghệ. XKLĐ hướng tới thị trường chất lượng cao (TTCLC) cũng không còn là “mảnh đất” chỉ dành cho lao động ở đồng bằng nữa mà nó đã thực sự lan tỏa đến các huyện miền núi.


    Đây là đánh giá của ông Võ Duy Yên-GĐ Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ngãi (TTDVVLQN) khi nói về chương trình XKLĐ của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua. Ông Võ Duy Yên cho biết thêm, ngoài các chương trình XKLĐ theo Nghị định 71 của Chính phủ, trong vài năm trở lại đây tỷ lệ lao động có trình độ hoặc chọn ngành nghề vừa học, vừa làm đã tăng lên rất nhiều. Điều này cho thấy xu hướng chuyển dịch lao động có tay nghề mong muốn được trải nghiệm ở những môi trường lao động chất lượng, thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc có xu hướng tăng. Đây là xu thế tất yếu khi tỷ lệ thất nghiệp cao, số sinh viên ra trường chưa tìm được việc cũng tăng, vì vậy XKLĐ sang các thị trường chất lượng cao không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân người lao động mà họ còn góp phần bổ sung vào nguồn nhân lực cho địa phương khi trở về nước.
    Theo ghi nhận, mỗi năm số lao động Quảng Ngãi đang học tập và làm việc ở nước ngoài tích lũy gửi về khoản tiền từ 350 đến 400 tỷ đồng, đây là nguồn thu nhập khá lớn của các gia đình có con em tham gia XKLĐ. Nhiều lao động sau khi hết hạn hợp đồng trở về nước đã phát huy tay nghề, kinh nghiệm và số vốn tích lũy, tổ chức sản xuất - kinh doanh phát triển kinh tế gia đình và giải quyết thêm được nhiều việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Đơn cử như xã Bình Châu huyện Bình Sơn đang dẫn đầu về số lượng LĐCLC.
    Nếu như năm 2016, cả tỉnh có 400 LĐCLC thì xã Bình Châu đã có hơn 200 lao động. Riêng năm 2017 này, xã Bình Châu vẫn dẫn đầu khi chiếm 1/3 số lượng lao động đi làm việc ở Hàn Quốc, Nhật Bản.
    Ngoài ra, có một điểm mới là đã có thêm 5% là lực lượng lao động ở các huyện vùng cao như Trà Bồng, Sơn Hà tham gia trong tổng số 490 đã đi làm việc tại các TTCLC. Năm 2018, TTDVVLQN sẽ phấn đấu đưa từ 650-700 lao động đi làm việc ở TTCLC, trong đó lao động ở các huyện miền núi chiếm tỷ lệ từ 10-15%.

    Đối với 2 TTCLC hiện nay là Hàn Quốc và Nhật Bản, tuy là thị trường đòi hỏi lao động phải có tay nghề, ngoại ngữ và chi phí xuất cảnh khá cao, song thu nhập từ 2 thị trường này cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho các lao động khi tham gia. Chính vì vậy, việc con em ở 2 huyện miền núi Sơn Hà và Trà Bồng đã tham gia được cho thấy trình độ, học lực, tầm nhận thức của bản thân và gia đình các em đã được nâng lên rất nhiều.
    Không chỉ người dân, chính quyền các cấp đã có sự chuyển biến trong nhận thức mà ngay cả các cấp lãnh đạo cao nhất của tỉnh cũng quan tâm đến điều này. Cách đây đúng 1 năm, trong buổi làm việc với ngành LĐ-TBXH nói chung và TTDVVLQN nói riêng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã chỉ đạo: Ngành LĐ-TB&XH phải đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm và XKLĐ.
    “Trong quý 1/2017, Sở LĐ-TB&XH phải chủ động tham mưu cho UBND tỉnh khẩn trương ban hành chính sách đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo với sử dụng lao động, có chính sách khuyến khích XKLĐ. Xem XKLĐ là mục tiêu làm giàu hữu hiệu, bền vững và chúng ta rất cần đến lực lượng lao động có kinh nghiệm này khi đi XKLĐ trở về. Chính họ sẽ kế tiếp sự phát triển cho KKT Dung Quất, cho VSip. Tôi yêu cầu cần phải đẩy mạnh công tác XKLĐ, nhất là lao động sang các thị trường chất lượng cao". Ông Lê Viết Chữ chỉ đạo.

    Nguồn: dantri.com.vn
     
  2. travelsoha

    travelsoha New Member

    Hy vọng sẽ thành công.

    Đây là đánh giá của ông Võ Duy Yên-GĐ Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ngãi (TTDVVLQN) khi nói về chương trình XKLĐ của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua. Ông Võ Duy Yên cho biết thêm, ngoài các chương trình XKLĐ theo Nghị định 71 của Chính phủ, trong vài năm trở lại đây tỷ lệ lao động có trình độ hoặc chọn ngành nghề vừa học, vừa làm đã tăng lên rất nhiều. Điều này cho thấy xu hướng chuyển dịch lao động có tay nghề mong muốn được trải nghiệm ở những môi trường lao động chất lượng, thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc có xu hướng tăng. Đây là xu thế tất yếu khi tỷ lệ thất nghiệp cao, số sinh viên ra trường chưa tìm được việc cũng tăng, vì vậy XKLĐ sang các thị trường chất lượng cao không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân người lao động mà họ còn góp phần bổ sung vào nguồn nhân lực cho địa phương khi trở về nước.
     

Chia sẻ trang này