Sử dụng quá nhiều điện thoại thông minh, trẻ sẽ… mọc sừng? Nghe có vẻ một ý tưởng lạ lùng, nhưng một nghiên cứu của Australia cho thấy hậu quả khủng khiếp của việc lạm dụng điện thoại thông minh ở trẻ em. Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp: Trung tâm học toán Thầy Trường mở các lớp học toán các bậc phụ huynh tham khảo tại đây: học thêm toán 12, học thêm toán 11, học thêm toán 10, học thêm toán 9 , luyện thi vào 10, học thêm toán 8 , học thêm toán 7, học thêm toán 6. Theo đó, dùng điện thoại thông minh quá nhiều dẫn tới tình trạng gia tăng gai xương ở phần sau hộp sau, đặc biệt ở bộ xương trẻ em. Các nhà nghiên cứu khẳng định, gai xương là hiện tượng đặc biệt phổ biến ở người trẻ, trong độ tuổi 18-25. Đây là hậu quả của thói quen dùng điện thoại thông minh khi còn nhỏ. Do quá trình sử dụng điện thoại đòi hỏi cổ hơi gập xuống để nhìn vào màn hình, các nhà khoa học cho rằng, vị trí thiếu tự nhiên này của cột sống, cộng với thay đổi trong trọng lượng hộp sọ dần dần làm xuất hiện gai xương. Một số gai xương trông sẽ giống như sừng. Những thói quen xấu này có sự tương đồng với các mô hình có hại khác quan sát được ở đối tượng trẻ. Các vấn đề như mút ngón tay thường buộc trẻ phải niềng răng khi lớn lên – điển hình ở độ tuổi 8-14. Nguyên do là cơ thể đang phát triển của trẻ dễ uốn hơn so với người trưởng thành trong điều kiện tương tự. Thật may, các nguồn tin đáng tin cậy như The New York Times đã phát hiện ra rằng, thông tin một phần lớn dân số mọc sừng do lạm dụng điện thoại thông minh không đủ cơ sở vững chắc. Các nhà khoa học được cho là không có một nhóm mẫu và họ thậm chí đã sử dụng X-quang từ nghiên cứu trước đó. Ngoài ra, có nhiều hoạt động khác cũng liên quan tới tư thế tương tự. Tuy nhiên, gai xương đã không phát triển ở những cá nhân này. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là điện thoại thông minh không góp phần thúc đẩy một số thói quen xấu. Ví dụ, tình trạng thiếu chú ý, giấc ngủ kém chất lượng. Chưa kể tới việc mọc gai xương thì đã có vô số cha mẹ đau đầu tìm cách hạn chế con mình sử dụng điện thoại thông minh. Lý do không chỉ nằm ở chỗ: cứ 4 chiếc điện thoại thì 1 bị những đứa trẻ vụng về làm vỡ. Hơn bao giờ hết, giờ đây, cha mẹ muốn dừng hẳn việc con mình sử dụng điện thoại thông minh suốt thời thơ ấu. Trên thực tế, nhiều phụ huynh thậm chí bắt đầu thuê chuyên gia để giúp họ nuôi dưỡng con cái mà không chịu tác động từ điện thoại thông minh. Nhu cầu càng lớn đồng nghĩa với số lượng huấn luyện viên ngày càng nhiều. Những huấn luyện viên, tư vấn viên này ghé thăm các trung tâm cộng đồng, nhà thờ, gia đình – nơi người lớn muốn “nuôi dạy con không màn hình di động”. Chuyên gia về nuôi dạy trẻ Cara Pollard từng chia sẻ: “Tôi nói với họ: ‘Chỉ cần gắng nhớ lại hồi nhỏ, anh chị được làm những gì’”. Và khi họ rốt cuộc đã nhớ lại, họ thành công. “Việc này quả thực rất khó. Phụ huynh cảm thấy không thoải mái. Nhưng họ chỉ cần nhớ lại thôi. Và phản hồi tôi nhận được, đó là cảm giác như một phép màu”. Không ít người thậm chí còn ký vào các bản tuyên bố họ sẽ không cho phép con sử dụng điện thoại di động cho tới khi trẻ học lớp 8. Nghiêm khắc hơn, một số phụ huynh hạn chế con dùng mạng xã hội cho tới khi trẻ vào đại học. Tóm lại, có những ưu điểm và nhược điểm khi dùng điện thoại thông minh trong mỗi gia đình. Nhưng tìm ra cách thiết yếu để hạn chế thói quen này có thể giúp trẻ trở nên khoẻ mạnh hơn, vui vẻ hơn. Một điểm đáng lưu ý nữa, ở Mỹ, khoảng 1 tỷ trường hợp bị cảm mỗi năm. Rất nhiều trong số đó phát ốm do vi trùng từ ốp lưng điện thoại. Cùng với hàng tá vấn đề gây stress khác trong cuộc sống mà chúng ta có thể phải đối mặt, điện thoại thông minh nên là vấn đề cuối cùng khiến ta phiền lòng. Một số cách để xây dựng thói quen lành mạnh khi dùng điện thoại thông minh ở nhà: Bắt đầu bằng một chiếc điện thoại siêu cơ bản Bạn có nhớ khi điện thoại di động chỉ được sử dụng để nghe, gọi, nhắn tin? Nếu bạn muốn duy trì liên lạc với con nhưng không muốn chiếc điện thoại chiếm toàn bộ cuộc sống của con, hãy xem xét mua cho trẻ loại cơ bản nhất. Bằng cách đó, trẻ sẽ không bị sa đà vào mạng xã hội và vẫn có thể nhắn tin cho bạn cùng lớp để chia sẻ thông tin về việc học tập… Làm gương cho con Vấn đề không phải là bạn đã bao lần nhắc con bỏ điện thoại xuống. Nếu bạn thường xuyên chăm chú vào màn hình di động, con chắc chắn sẽ học theo. Hãy thiết lập quy tắc hạn chế dùng điện thoại cho chính bạn trước và nghiêm túc tuân thủ. Khi đó, bạn mới mong nhìn thấy tiến bộ ở con. Tích cực vận động Thường xuyên vận động đồng nghĩa với việc bạn không có thời gian mà ngó nghiêng tới chiếc điện thoại thông minh. Cố gắng tham gia các hoạt động thể thao hoặc dành thời gian cùng gia đình ở ngoài trời. Đưa ra chỉ dẫn và giới hạn Đó là hai thứ cần thiết để hạn chế sử dụng điện thoại thông minh trong ngày. Ví dụ, bạn có thể đặt ra quy tắc: không dùng điện thoại ở bàn ăn. Hoặc ngưng dùng điện thoại 1 tiếng trước khi đi ngủ. Tập thiền Thiền hoặc châm cứu có thể giúp bạn giảm stress và suy ngẫm về các thói quen xấu. Nếu bạn để ý thấy mình theo thói quen cầm điện thoại lên vào lúc rảnh rỗi, tập thiền sẽ là lựa chọn phù hợp. Bởi nhờ nó, bạn có thể loại bỏ hay ít nhất, cắt giảm, những thói quen có vấn đề này. Theo Simple at Home